• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ninh Bình: Những nông dân làm giàu từ nghề trồng nấm

Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 10/12/2018
Ngày cập nhật: 11/12/2018

Từ năm 2010, với diện tích chỉ có 150m2, gia đình anh Quách Mạnh Thắng (xã Gia Tường, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) trồng chủ yếu nấm sò để bán cho người dân địa phương. Năm 2014, được sự giúp đỡ của các cấp Hội, Liên minh HTX tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương, vợ chồng anh thành lập Hợp tác xã nấm Gia Tường với 10 thành viên, gồm các hộ trồng nấm trên địa bàn các xã: Gia Tường, Liên Sơn, Gia Sơn (huyện Nho Quan).

Đến nay, số thành viên làm nấm tăng lên 18 hộ với số vốn 500 triệu đồng, diện tích 14.000m2 chủ yếu sản xuất và chế biến 4 loại nấm chính, gồm: Nấm sò, mộc nhĩ, nấm rơm và nấm linh chi, cho sản lượng hơn 100 tấn/năm. Riêng cơ sở trồng nấm của gia đình anh Thắng cũng đã mở rộng diện tích lên 3.000m2 tại các xã: Gia Tường, Gia Lạc, Xích Thổ (huyện Nho Quan). Hoạt động của Hợp tác xã trồng nấm Gia Tường do anh Thắng quản lý đã giải quyết việc làm cho 45 lao động có việc làm ổn định và giúp 20 - 25 lao động thời vụ với mức thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Để làm ra sản phẩm sạch, an toàn, gia đình anh và các thành viên của Hợp tác xã trồng nấm luôn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến nấm theo hướng an toàn, từ khâu cấy nấm vào bọc, chăm sóc tưới bằng nước sạch, không dùng chất kích thích, vệ sinh lán trại sạch sẽ hàng ngày bằng hoóc môn, vôi bột. Nấm thương phẩm được bảo quản trong túi ni lông hút chân không, luôn đảm bảo chất lượng, mỗi túi nấm thương phẩm đều dán nhãn sản phẩm ghi rõ địa chỉ sản xuất và hướng dẫn cách chế biến. Năm 2014, Hợp tác xã nấm Gia Tường đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng luôn ổn định về giá cả và chủ yếu tiêu thụ tại các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng.

Khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nhiều năm qua, ông Phạm Văn Mỹ ở xóm 6, xã Khánh Vân, huyện Yên Khánh đã phát triển nghề trồng nấm mang lại hiệu quả cao, trừ chi phí mỗi năm ông thu lãi hàng trăm triệu đồng. Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1975 ông Mỹ xuất ngũ trở về địa phương làm nghề nông; nhưng đồng đất quê hương chân chua chỉ phù hợp với cây thuốc lào, năng suất lúa thấp nên cuộc sống mưu sinh gặp nhiều khó khăn.

Đầu những năm 2000, trên địa bàn huyện Yên Khánh đã có nhiều mô hình nông dân làm kinh tế giỏi, sáng tạo, trồng nấm mang lại hiệu quả cao; ông Mỹ đã cất công tìm đến nghiên cứu để học tập, làm theo. Ban đầu, khi bắt tay vào sản xuất nấm, ông không khỏi bỡ ngỡ, từ việc sử dụng rơm, rạ, mùn cưa, cách cấy giống, ủ giống, tưới ẩm, thời vụ…đến cả khâu thu hái, tiêu thụ sản phẩm. Nhưng với ý chí quyết tâm không ngại khó, ngại khổ, ông ngày đêm mày mò tìm hiểu qua sách báo và lặn lội đi đến các nơi trong và ngoài tỉnh học tập thêm kinh nghiệm. Khi đó vốn ít, kinh nghiệm có hạn nên ông chỉ làm thí điểm ở diện tích 20-30m2 rồi lên 50-70m2 lán trại và ngay vụ đầu đã thu lãi hơn 20 triệu đồng.

Quyết tâm làm giàu từ nghề trồng nấm, năm 2013 ông Mỹ mạnh dạn vay thêm vốn từ ngân hàng để đầu tư xây dựng đưa quy mô lán trại lên 1.200m2 và trồng các loại nấm sò, nấm mỡ, linh chi... thực hiện liên hoàn từ khâu đóng gói bịch, hấp bịch, cấy giống, chăm sóc, thu hái sản phẩm, bảo quản sản phẩm để tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong và ngoài huyện. Năm 2014, ông đã đầu tư xây dựng lò hấp bịch, sấy sản phẩm bằng điện, công suất 4-5 tấn/ngày và mới đây là máy đóng bịch công suất 1.000 bịch/giờ. Nhờ đó, quy trình sản xuất nấm được thực hiện đồng bộ và sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu đến thời gian thu hái không bị mốc, hỏng; chất lượng đảm bảo, dễ tiêu thụ nên hiệu quả kinh tế thu được cao. Doanh thu từ các loại nấm sò, mộc nhĩ, linh chi, nấm mỡ, nấm rơm mỗi năm tăng từ 20-50 triệu đồng, trừ chi phí gia đình ông thu lãi gần 500 triệu đồng mỗi năm.

Ngoài trồng nấm thương phẩm, ông còn sản xuất hàng vạn bịch phôi nấm cung cấp cho các hộ gia đình trong xã và các tỉnh lân cận, đồng thời nhận bao tiêu sản phẩm cho các hộ sản xuất nấm trên địa bàn. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Mỹ còn động viên nhiều hộ tham gia trồng các loại nấm. Năm 2015, HTX sản xuất nấm Khánh Vân được thành lập và ông Mỹ là sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX. Riêng trang trại nấm của ông Mỹ còn tạo việc làm cho gần 20 lao động tại địa phương với thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng.

Trường Sinh

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang