• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông sản lại ‘được mùa, rớt giá’

Nguồn tin:  Báo Vĩnh Long, 09/10/2018
Ngày cập nhật: 10/10/2018

Những năm gần đây, nhiều loại nông sản lao đao vì tình trạng được mùa nhưng rớt giá, phải kể đến như dưa hấu, cà chua, khoai lang. Ngay như đối với thanh long- nông sản được chú trọng phát triển phục vụ xuất khẩu với nhiều chính sách đầu tư quy mô- cũng không thoát khỏi lẩn quẩn điệp khúc này.

Mới đây, một đoạn clip đăng tải trên báo Ấp Bắc (Tiền Giang) ghi lại cảnh một phụ nữ đứng khóc cạnh bên “núi” thanh long vừa thu hoạch nhưng không có người mua, thật chạnh lòng.

Được biết, hiện giá trái thanh long ruột đỏ chỉ còn từ 3.000- 5.000 đ/kg, còn thanh long ruột trắng thì hầu như không bán được. Đây là đợt rớt giá kỷ lục trong vòng 5 năm qua.

Nguyên nhân chính được xác định là do thị trường Trung Quốc (chiếm hơn 70% thị trường xuất khẩu trái cây này) không “ăn hàng”.

Và không riêng Tiền Giang, tại nhiều tỉnh- thành có diện tích trồng thanh long lớn như Bình Thuận, Long An cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Trong khi đó, ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long), nông dân cũng đang điêu đứng vì khoai lang tím Nhật rớt giá còn chỉ 150.000- 200.000 đ/tạ- 60kg.

Một số hộ còn chấp nhận bỏ ruộng khoai vì tiền nhân công còn cao hơn cả tiền bán khoai. Theo giám đốc một hợp tác xã khoai lang trên địa bàn, do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc nên năm nào cũng thời gian này là giá giảm, không bán được.

Lý do thì nhiều, nhưng nổi bật vẫn là do cách làm ăn theo phong trào và thiếu đầu tư đồng bộ, nhất là cho khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch, đặc biệt là thiếu các hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định.

Sự liên kết vùng, hình thành chuỗi cung ứng và hợp tác giữa 3-4 nhà… hầu hết cũng chỉ dừng ở định hướng và nguyên tắc mà chưa được tổ chức triển khai, cụ thể hóa thành các phương án, hợp đồng đi kèm chính sách và quy hoạch, kế hoạch cụ thể.

Đã đến lúc cần nhìn thẳng để chỉ ra những yếu kém mới của ngành nông nghiệp hiện nay. Tìm thị trường là chuyện không riêng của Nhà nước mà người dân và nhà sản xuất cũng phải làm.

Khi sản xuất thì phải xem thị trường cần gì, thông tin phải đến tận nông dân và hợp tác xã. Và với hàng triệu hộ dân mà tự sản, tự tiêu, tự tìm thị trường thì rất khó, cho nên, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã cùng tham gia với bà con là rất quan trọng.

HOÀNG MINH

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang