• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lai Vung (Đồng Tháp): Chủ động bảo vệ vườn cây ăn trái mùa mưa, bão

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 17/07/2018
Ngày cập nhật: 18/7/2018

Thời tiết đang trong mùa mưa, bão là điều kiện thuận lợi cho một số dịch, bệnh trên cây ăn trái phát triển. Do đó, ngành nông nghiệp huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) cùng nhà vườn đang tích cực bảo vệ, chăm sóc vườn cây ăn trái bằng nhiều biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng và năng suất trái.

Chăm sóc vườn cây ăn trái

Lai Vung được xem là địa phương trồng cây ăn trái trọng điểm của tỉnh, với diện tích canh tác hơn 6.700ha, trong đó loại cây có múi chiếm hơn 60%. Hiện nay, thời tiết đang vào mùa mưa bão, xuất hiện nhiều trận mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển cây trồng. Đặc biệt là tác động trực tiếp đến quá trình ra hoa, đậu trái của cây.

Theo Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) huyện Lai Vung, trong mùa mưa bão, vườn cây ăn trái dễ bị tấn công bởi các loại nhện vàng, nhện đỏ; các loại bệnh do vi khuẩn gây ra sẽ lây lan nhanh. Trong thời tiết mưa dầm, cây đang cho trái rất dễ bị thối rễ.

Nhằm giúp nhà vườn chủ động trong công tác bảo vệ vườn cây ăn trái, ngay từ đầu năm, ngành nông nghiệp huyện đã đầu tư nạo vét các tuyến kênh nội đồng, gia cố các đê bao, cống đập. Tính đến thời điểm này, có 167 tiểu vùng sản xuất trên địa bàn huyện Lai Vung được đảm bảo an toàn, giúp nhà vườn an tâm canh tác.

Theo Trạm TT&BVTV huyện Lai Vung khuyến cáo, mùa mưa dễ làm cho đất vườn bị bão hòa nước, đất thiếu oxy. Trong khi đó, hệ sinh vật yếm khí hoạt động mạnh càng làm cho sự thiếu oxy thêm trầm trọng và thải ra nhiều chất độc gây hại cho cây. Vì vậy, bà con cần thực hiện việc chống úng cho vườn, đắp bờ bao chống lũ và đảm bảo nước mưa phải được thoát ngay xuống các mương liếp.

Riêng những ngày mưa liên tục, nhà vườn cần phải đào rãnh phụ sâu để dẫn nước thoát nhanh từ liếp ra mương, chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống úng. Nhà vườn cũng nên tận dụng cỏ mặt liếp như những “máy bơm sinh học” làm tầng đất sâu mau khô ráo.

Ông Trần Bá Chuốt - thành viên Tổ hợp tác Quýt đường GlobalGAP xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung cho biết: “Để tránh tình trạng ngập úng cho vườn cây ăn trái trong mùa mưa bão, tôi thực hiện nhiều cách để tăng cường khả năng dẫn nước và thoát hơi cho cây. Trong thời tiết này, cây rất dễ bị thừa đạm nên việc bón phân cân đối, chia thành nhiều đợt để cây hấp thu tốt cũng là giải pháp rất cần thiết”.

Để có được mùa vụ bội thu, ông Nguyễn Bé Năm - Trưởng trạm TT&BVTV lưu ý: “Bà con nên thường xuyên thăm vườn để nắm rõ diễn biến sinh trưởng của loài dịch hại để có những biện pháp xử lý kịp thời. Khi bón phân, nhà vườn cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng và xem kỹ hướng dẫn hướng dẫn sử dụng in trên bao bì”.

Trang Huỳnh

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang