• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Diện tích trồng Sâm Ngọc Linh sẽ tăng gần 100 lần so với hiện tại

Nguồn tin: VOV, 12/06/2017
Ngày cập nhật: 14/6/2017

Quảng Nam và Kon Tum dự kiến tăng diện tích phát triển cây Sâm Ngọc Linh lên 46.000ha, còn hiện tại chỉ khoảng 500 ha ở hai tỉnh này.

Sáng nay (12/6), tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Báo Nhân Dân phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh”. Dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Bộ Y tế, Khoa học và Công Nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 loại sâm có giá trị dược liệu và kinh tế cao trên thế giới. Hiện nay, cây Sâm Ngọc Linh sinh trưởng, bảo tồn và phát triển chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, với diện tích khoảng 500 ha. Theo kế hoạch, 2 địa phương này sẽ mở rộng diện tích lên hơn 46.000 ha.

Phát triển cây Sâm Ngọc Linh thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức.

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất giống chưa được quan tâm đúng mức, kỹ thuật trồng và chế biến sau thu hoạch chưa được chuẩn hóa, ít có sự tham gia của các nhà khoa học… Việc tìm cơ chế, chính sách để phát triển cây sâm, sản phẩm dược liệu từ sâm và xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam là những vấn đề cấp thiết hiện nay.

Việc phát triển sâm Ngọc Linh vần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.

Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, khi cây sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia, đòi hỏi có sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa các bộ, ngành cũng như 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum trong việc bảo tồn và phát triển cây sâm của Việt Nam.

“Các tham luận trình bày đều cho thấy, cây sâm hiện nay đang phát triển một cách tự phát, chưa có nhiều tác động về khoa học công nghệ. Thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ đầu tư các nghiên cứu, chủ động hơn nữa các tác động về khoa học và công nghệ, tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển cây sâm”, ông Thanh nhấn mạnh ./.

Hoài Nam/VOV-Miền Trung

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang