• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đổi đời từ trồng tiêu trên đất đá

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 24/05/2017
Ngày cập nhật: 25/5/2017

Hơn hai thập niên đặt chân lên mảnh đất Tam Bố (Di Linh, Lâm Đồng), những người con xứ Quảng Ngãi chịu thương chịu khó, đã biến mảnh đất cằn cỗi nơi đây thành một vùng dân cư trù mật bởi biết áp dụng kỹ thuật vào trồng tiêu.

Ông Trần Văn Phát (bìa phải) biết áp dụng KHKT để nâng cao năng suất cho cây tiêu. Ảnh: H.Y

“Ở xóm Quảng (thôn Hiệp Thành 2) bây giờ, chuyện mỗi gia đình thu nhập vài trăm triệu một năm là điều hết sức bình thường. Thậm chí, nhiều người còn thu cả tiền tỷ” - ông Biện Duy Thông, Chủ tịch UBND xã Tam Bố tự hào khoe khi chúng tôi hỏi thăm về đời sống của người dân nơi đây.

Chúng tôi đến nhà ông Trần Văn Phát (thôn Hiệp Thành 2) - một trong những người giàu nhất ở đất Tam Bố, từ nhiều năm nay, mỗi năm, vợ chồng ông thu tiền tỷ sau những mùa thu hoạch hồ tiêu. Ông Phát cho hay, như năm vừa rồi, tiêu rớt giá nhưng gia đình ông vẫn thu được hơn 1 tỷ đồng.

Hành trình vào Tam Bố, Di Linh từ một thanh niên tay trắng nay trở thành tỷ phú hồ tiêu. Ông Phát kể: Nói ra thì dài nhưng có thể gói gọn trong bốn chữ “dám nghĩ, dám làm”. Gần 20 năm vào đây lập nghiệp, từ làm thuê cuốc mướn tích góp, vay tiền mua đất. Trong lúc bấy giờ khi hầu hết người dân Tam Bố vẫn chỉ biết đến cây cà phê thì ông đã mạnh dạn trồng tiêu. Vừa làm rẫy, vừa làm mướn, bao nhiêu tiền bạc tích cóp được, vợ chồng ông đều đổ vào chăm sóc và mở rộng diện tích tiêu ngay trên mảnh vườn đất đai sỏi đá, vậy mà cây tiêu ít bệnh, lại có năng suất. Đến nay, gia đình ông đã có 3 ha tiêu với thu nhập ổn định mỗi năm.

Dù đã sở hữu một cơ ngơi đáng mơ ước với nhiều người, song khát vọng làm giàu của ông Phát dường như chưa dừng lại. Bởi thế, ông luôn tìm tòi học hỏi khoa học kỹ thuật để có thể chăm sóc cây tiêu tốt hơn. Vậy là ông bắt đầu tìm hiểu, áp dụng mô hình tưới béc hiệu quả cao hơn, rất tiện lợi, bởi vừa tiết kiệm được nguồn nước, vừa tiết kiệm được nhân công, thời gian và giảm bớt được chi phí đầu tư ban đầu.

Cũng giống như Trần Văn Phát, hành trình vượt qua đói nghèo của vợ chồng anh Bùi Thiên Nghĩa (thôn Hiệp Thành 2), nhờ chịu thương chịu khó làm lụng tích góp tiền mua rẫy trồng tiêu, dần dà như thế, đến nay, vợ chồng anh đã có cơ ngơi hết sức khang trang với một căn nhà mái bằng hơn trăm mét vuông, mỗi năm thu về tiền tỷ. Anh tâm sự: “Ngày xưa, chẳng bao giờ mình dám nghĩ có được một cơ ngơi như thế. Nhưng thấy vùng đất hợp với cây tiêu thì mình trồng nhờ vậy mà gia đình khá lên”. Và để có năng suất hơn anh đã chủ động tham khảo, học hỏi nhiều mô hình chăm sóc, đầu tư vốn lắp đặt hệ thống tưới nước tự động trên 1 ha tiêu của gia đình với số vốn ban đầu là 5 triệu đồng/sào. Sau khi đưa hệ thống tưới nước tự động vào sử dụng, thấy biện pháp tưới này tiện lợi về mọi mặt, dễ bón phân, chủ động nguồn nước, giảm nhân công lao động, giảm tác hại bộ rễ khi tưới đồng thời vườn tiêu của gia đình tôi luôn xanh tốt, tăng năng suất hơn 30%. Sắp tới, gia đình anh sẽ mở rộng mô hình này ra để đạt hiệu quả cao hơn nữa”.

Theo ông Biện Duy Thông, trên địa bàn huyện Di Linh có khoảng 460 ha tiêu thì riêng Tam Bố đã có trên 100 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Hiệp Thành 2, chiếm hơn 1/5 diện tích tiêu toàn huyện. Đặc biệt, dân trong thôn đa số là người gốc Quảng Ngãi đến đây lập nghiệp và mặc dù đất ở Tam Bố chủ yếu là đất đá nên khó khăn trong việc trồng các loại cây rau màu, nhưng được cái lại rất thích hợp để trồng cây tiêu. Người dân biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng chăm sóc cây tiêu, nhất là đưa hệ thống tưới tự động vào trong sản xuất đã làm cho năng suất cũng như chất lượng cây tiêu được nâng cao. Vây nên bây giờ ở đây những tỷ phú gốc Quảng hiện có khoảng vài người, còn lại những người có thu nhập trăm triệu thì nhiều lắm. Xóm “tiêu” thôn Hiệp Thành 2, từ một xóm nghèo “rớt mồng tơi”, rất ít người biết và quan tâm đến, nhưng nay đã trở thành một xóm cư dân mà tất cả đã giàu có và khá giả.

Hoàng Yên

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang