• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phòng trừ tuyến trùng hại hồ tiêu

Nguồn tin: Báo Đắk Nông, 10/05/2017
Ngày cập nhật: 12/5/2017

Tuyến trùng là dịch hại phổ biến trên nhiều loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, rau, hoa… Trên tiêu, triệu chứng do tuyến trùng thường thấy là cây cằn cỗi, lá vàng vọt, héo, chót lá đen dần rồi rụng, nếu nhổ gốc lên quan sát ta thấy trong rễ có mụt u sần, rễ cong queo, hệ rễ phát triển kém…

Nhờ chăm sóc tiêu theo đúng quy trình, cây tiêu phát triển đồng đều, đất tơi xốp hơn, lượng lá không bị rụng, dinh dưỡng được giữ trong đất. Ảnh: Hồ Mai

Nguyên nhân do tuyến trùng chích hút, bơm các độc tố vào rễ, làm rễ bị nghẽn mạch, phồng to tạo nên các khối u sần, giảm khả năng hấp thu nước và dưỡng chất khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, triệu chứng sẽ năng hơn nếu kết hợp với nấm bệnh, virus, vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương trên rễ do tuyến trùng gây ra như nấm Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia... gây bệnh chết nhanh, chết chậm, rụng lóng chết dây, tiêu điên.

Các triệu chứng do tuyến trùng thường thấy vào đầu mùa khô, khi có nước và chăm sóc, bón phân, bệnh suy giảm. Trên tiêu có nhiều loại tuyến trùng gây hại, tuy nhiên phổ biến nhất là tuyến trùng Meloidogyne, Pratylenchus, Radopholus, Xiphinema, Circonemoides.

Để hạn chế tuyến trùng cần chú ý áp dụng các biện pháp tổng hợp như đào mương thoát thủy (để hạn chế tuyến trùng lây lan, đồng thời hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm), tăng cường bón vôi, bón phân Calcium - Nitrate (tuyến trùng thích đất hơi chua), bón phân hữu cơ hoai mục (vì trong phân hữu cơ có nhiều vi sinh vật và tuyến trùng đối kháng)… và cuối cùng xử lý bằng thuốc hóa học đặc trị như Saburan 10Gr. Saburan 10Gr có hoạt chất là Ethoprophos thuộc nhóm lân hữu cơ, dùng xử lý đất trừ tuyến trùng và các loại sâu hại trong đất như rệp sáp gốc, sâu xám, sùng, kiến, mối… trên nhiều loại cây trồng như cà phê, tiêu, mía, thanh long, khoai tây, cà chua, cải bắp, khoai, đậu các loại, thuốc lá, cây ăn trái, cao su… Thuốc có tác dụng tiếp xúc và vị độc. Tùy loại cây trồng và đối tượng phòng trừ, thuốc có thể: Rải dọc luống, rải theo băng, bón gốc hay rải đều trên mặt, sau đó cày, bừa trộn đều, tưới nước.

Hoài An (t.h)

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang