• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Nông dân bỏ cày sang xới liệu có “tham bát bỏ mâm”?

Nguồn tin: VOV, 23/04/2017
Ngày cập nhật: 24/4/2017

Vài năm trở lại đây, hình ảnh chiếc máy với dàn lưỡi cày hầu như thưa thớt hơn trên các cánh đồng trong khu vực ĐBSCL. Vì sao?

Thay vào đó là những dàn xới để làm đất và trục đất. Vấn đề đặt ra là cày hay xới tốt hơn cho cây trồng và vì sao người nông dân không cày như trước kia?

Đến vùng đất Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp, ghé thăm một trong những lão nông có tiếng tại xã Mỹ Hòa, ông Nguyễn Văn Tiến hay còn gọi là ông Ba Tiến người có diện tích đất lớn, dàn máy cơ giới hùng hậu tại khu vực này.

Cày, làm đất ải còn có tác dụng diệt cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh còn lưu trú, tồn dư trên đồng ruộng.

Đặt vấn đề chuyện cày xới đất trước khi vụ lúa mới, ông dẫn chúng tôi ra ngoài gốc cây, thay vì nằm trong kho phụ tùng, dàn cày chảo lại bị bỏ phế và đang trong tình trạng rỉ sét.

Theo ông Tiến, dàn cày chảo này đã được ông trang bị cách đây hơn 10 năm dùng để cày đất nhà và làm thuê cho bà con. Do nhu cầu cày thuê ngày càng ít đi nên ông chỉ để dùng cày đất nhà.

Bà Phan Thị Bé ngụ xã Trường Xuan chia sẻ, trước kia khi mới cơ giới hóa đồng ruộng, gia đình bà đã tích lũy mua được hai chiếc máy cày để làm đất nhà và làm thuê cho người dân xung quanh. Tuy nhiên ngày càng ít người chịu cày sâu nên gia đình bà chuyển qua dàn xới nông. Nhưng máy cũng chạy khá ít so với trước và những dàn cày, dàn xới cũng nằm trơ trọi ngoài gốc cây đang trong tình trạng hoen rỉ.

Hiện tại các cánh đồng của các huyện đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng đã và làm đất, xuống giống vụ hè thu. Thay cho hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau hình ảnh của những chiếc máy cơ giới chạy khắp các cánh đồng. Nhưng phía sau đó không phải là những luống cày mà chỉ là dàn xới nông.

Dàn xới này chỉ làm tơi phần đất mặt, với độ sâu khoảng 5 đến 7cm. Mặc dù biết xới thì chưa tốt cho đất nhưng đó lại là cách mà hầu hết nông dân đều lựa chọn. Ông Nguyễn Văn Hùng, thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng chia sẻ: “Đất bây giờ có thể nói rằng nó không được tốt như ngày xưa”.

Theo ông Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Cường, Huyện Tam Nông, hầu hết nông dân ngại cày là do mất nhiều thời gian phơi đất. Trung bình khi cày ải phải mất từ 20 đến 30 ngày để trang sửa, trục trạc…trong khi nông dân tranh thủ sản xuất gối vụ, liên vụ để có thể quay vòng tối đa sản xuất. Tại các cánh đồng trên địa bàn huyện, bằng cách tận dụng đó nhiều hộ dân có thể sản xuất 7 vụ trong vòng 2 năm.

Ông Nguyễn Văn Trãi nói: “Bây giờ nhiều người dân không cày. Vì khi họ cày sửa đất rất khó”.

Một chiếc máy cơ giới, một dàn xới phía sau, trung bình một công đất chỉ mất khoảng 1 giờ cho 2 đến 3 lần xới, đất không dậy phèn, bằng mặt không cần trang sửa đó là ưu điểm trong sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, điều ít ai thấy đó là việc chỉ xới đất mặt chỉ có tác dụng vùi rơm rạ, chứ chưa thể xáo trộn mặt đất, chưa thể giải phóng các nguyên tố đa trung vi lượng có trong đất. Từ đó làm cho mặt đất nghèo, thiếu dinh dưỡng và còn tồn tại nhiều mầm bệnh, mầm cỏ lưu tồn cho vụ sau.

Đất đang nghèo dinh dưỡng, tập quán canh tác liên vụ đã và đang tác động tiêu cực đến đất. Do đó, việc thay đổi tập quán canh tác bỏ cày sang xới chỉ có ý nghĩa trước mắt và có thể ảnh hưởng không tốt cho đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay./.

Thanh Tùng/VOV- ĐBSCL

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang