• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao không tiêu thụ được sản phẩm

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 19/04/2017
Ngày cập nhật: 21/4/2017

Các địa phương đều có chủ trương vận động nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nhằm nâng cao giá trị nông sản, góp phần nâng cao thu nhập để thực hiện tiêu chí về thu nhập của người dân. Chủ trương và cách làm đó hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế, mang lại hiệu quả thiết thực trong cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, cũng như trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tại nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, khi nông dân hưởng ứng chủ trương sản xuất nông nghiệp cao, dù nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, nhưng lại gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thậm chí không tiêu thụ được phải vứt bỏ ngay trên ruộng vườn.

Tà Năng và Đa Quyn là hai xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Trước đây, hai xã này thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhưng những năm gần đây, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của tỉnh, của huyện, nên KT-XH của hai xã này đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng đắn và khuyến khích người dân tổ chức sản xuất theo hướng công nghệ cao, đã góp phần làm chuyển biến tích cực trong sản xuất, phát triển kinh tế và đời sống của người dân. Nhưng do nằm cách xa trung tâm huyện lỵ (trên dưới 40 km), đi lại khó khăn, nên tình trạng người dân bị tư thương ép cấp, ép giá thường xuyên xảy ra.

Trong khi các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, gần các trung tâm dịch vụ, thương mại, bị “khan hàng”, thì sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại hai xã Tà Năng - Đa Quyn vẫn bị ép cấp, ép giá. Đặc biệt, những lúc sản phẩm nông nghiệp trên thị trường bị rớt giá, thì các nông sản công nghệ cao của hai xã không có tư thương vào tiêu thụ, phải vứt bỏ ngay tại ruộng vườn.

Trong đợt công tác vào 5 xã vùng Loan của huyện Đức Trọng, chúng tôi đã chứng kiến cà chua, cà tím, đậu leo, ớt sừng của nhiều hộ nông dân nơi đây không có tư thương tiêu thụ, phải vứt bỏ trong sự “đắng lòng” của người sản xuất. Tại thôn Tà Nhiên, xã Tà Năng, nông dân Trần Hùng đứng trước đống cà tím đã được thu hoạch và vườn cà chua chín đỏ không có tư thương tiêu thụ buồn bã nói: “Hưởng ứng chủ trương sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, gia đình tôi đã tổ chức sản xuất 1,5 ha các loại rau, củ, quả chất lượng cao, nhưng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Việc tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào tư thương, lúc “khan hàng” thì họ thu mua với giá tương đối có lợi cho người sản xuất, lúc “dội hàng” thì họ tha hồ “ép cấp, ép giá”, thậm chí không mua. Với cà tím này, trước đây bán tại vườn với giá 6 - 7.000 đồng/kg, nay 1.000 đồng/kg, nhưng có “năn nỉ” thế nào họ cũng không vào thu mua. Cà chua cũng thế, đành vứt bỏ tại vườn. Các hộ khác trong thôn trồng đậu leo, ớt sừng theo công nghệ cao cũng gặp tình trạng như gia đình tôi, không thu hoạch, vứt bỏ ngay trên vườn, trong sự đau lòng tiếc nuối vì bị thua lỗ nặng”.

Ông Hùng cho biết thêm, điều đáng nói là, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nếu tiêu thụ được với giá cả hợp lý, thì lợi nhuận lớn, nhưng nếu bị rớt giá, hoặc không tiêu thụ được thì bị lỗ nặng, bởi chi phí đầu tư khá lớn so với sản xuất theo phương thức truyền thống.

Để giúp bà con nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao ổn định, ngày càng phát triển, thiết nghĩ chính quyền địa phương cần hỗ trợ người dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm, bằng việc tạo sự liên kết với các doanh nghiệp, các thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài tỉnh như hệ thống cửa hàng, siêu thị, các tổng đại lý thu mua hàng xuất khẩu… Có như vậy, người nông dân mới yên tâm sản xuất, nhất là người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS như Tà Năng, Đa Quyn.

Hoàng Vương Mỹ

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang