• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lâm Đồng: Nhiều giải pháp cho tái canh cà phê

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 30/03/2017
Ngày cập nhật: 31/3/2017

Lâm Đồng có khoảng 150 ngàn hec-ta cà phê, đây được coi là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh, có ý nghĩa rất lớn đối với hàng trăm ngàn hộ nông dân địa phương. Là cây thoát nghèo, cây làm giàu của người nông dân, nhưng sau nhiều năm khai thác, cũng như tác động của tình hình biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn, nhiều diện tích cây cà phê đã bị già cỗi, năng suất giảm. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, vấn đề là phải trẻ hóa cây cà phê bằng các biện pháp trồng tái canh hoặc ghép cải tạo. Đây cũng là định hướng của các địa phương cũng như của cả vùng cà phê Tây Nguyên.

Vườn ươm giống cây cà phê phục vụ tái canh

Trong những năm qua, nông dân Lâm Đồng đã khá chủ động trong việc tái canh cà phê. Từ những vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, chỉ khoảng 1,5 tấn/ha, đã được trồng ghép cải tạo, thay thế giống mới, đủ tiêu chuẩn như Robuta cao sản như TS1, TR4, TR9, TR11, Thiện Trường; giống cà phê chè TN1, TN2…, để có những vườn cà phê tràn đầy sức sống, kháng bệnh tốt, cho năng suất vượt trội, đạt tới 7-8 tấn/ha; chất lượng tốt, kích cỡ nhân lớn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Góp phần đưa năng suất cà phê bình quân từ 26tạ/ha lên 28 tạ/ha; sản lượng đạt tới 400 ngàn tấn/năm. Những số liệu trên đã đủ sức thuyết phục người nông dân mạnh dạn áp dụng các biện pháp thâm canh, và tái canh cà phê.

Theo kế hoạch của tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2016-2020, địa phương cần thực hiện tái canh khoảng gần 35 ngàn hecta cà phê, trong đó, ghép cải tạo gần 18 ngàn hecta, trồng tái canh khoảng 17 ngàn hecta. Tại địa bàn hiện có 43 tổ chức, cá nhân có vườn ươm đầu dòng, có khả năng cung cấp khoảng 12 triệu mầm chồi/năm; 167 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cà phê, năng lực sản xuất trên 12 triệu cây giống/năm.

Theo ông Phạm Trung Dũng - Giám đốc Ban quản lý Dự án VnSAT Lâm Đồng: Để nâng cao hiệu quả sản xuất, vấn đề tái canh cây cà phê cũng được đặt ra khi triển khai dự án VnSAT. Tại 35 xã (8 huyện) triển khai dự án cũng xác định có tới 15 ngàn hecta cà phê cần tái canh. Trong đó, trồng tái canh cà phê vối gần 8.000 hecta, ghép cải tạo khoảng gần 7 ngàn hecta; tái canh cà phê chè 612 hecta. Sở NN-PTNT Lâm Đồng đã chứng nhận 3 vườn ươm đạt tiêu chuẩn dự án VnSAT, với khả năng cung ứng 2,3 triệu cây giống/năm. Những vườn cây giống này được Ban quản lý dự án VnSAT phối hợp với Viện Wasi, Chi cục trồng trọt & bảo vệ thực vật, phòng nông nghiệp/phòng kinh tế các huyện kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ, đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

Đồng hành cùng với nông dân trong việc tái canh cà phê là các ngân hàng trên địa bàn. Sau gói 12 ngàn tỷ của Ngân hàng Nhà nước với sự vào cuộc tích cực của hệ thống ngân hàng Agribank, hiện nay, với nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới cho dự án VnSAT, các ngân hàng Agribank, Techcombank, Vpbank, Coopbank đã sẵn sàng hỗ trợ nông dân tái canh với mức vốn vay được nới rộng từ 270-400 triệu đồng, và lãi suất ưu đãi dưới 7%/năm. Cùng với sự hỗ trợ về kỹ thuật, đây là giải pháp đặc biệt tích cực, để có thể đẩy nhanh quá trình tái canh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng như Tây Nguyên.

Bích Hiền

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang