• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hóa: Phát triển mô hình trồng cây dược liệu

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 28/02/2017
Ngày cập nhật: 2/3/2017

Một số diện tích ở xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn được Công ty TNHH Thương mại dược liệu Út Phương đầu tư sản xuất nghệ vàng.

Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu, với hơn 20 loại, như: Ba kích, đinh lăng, củ mài, hòe, hương nhu trắng, ích mẫu, quế, hy thiêm, nghệ vàng, cà gai leo... Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, tỉnh ta có kế hoạch đến năm 2020 phát triển 94.000 ha cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên, với sản lượng khai thác 500 tấn/năm.

Trước đây, cây dược liệu được trồng chủ yếu ở các huyện miền núi như: Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân... Những năm gần đây, nhiều huyện đồng bằng có diện tích đất bãi, đất đồi núi thấp, như: Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn... cũng đã lựa chọn các loại cây dược liệu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay cho một số loại cây hiệu quả kinh tế thấp.

Cánh đồng thôn 2, xã Thái Hòa (Triệu Sơn) trước chỉ được bà con nông dân trồng 2 vụ lúa. Song vì là vùng khó tưới, đất khô cằn, nên hiệu quả kinh tế thấp. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất khó tưới, UBND huyện Triệu Sơn đã chỉ đạo chính quyền xã Thái Hòa vận động bà con nông dân dồn điền, đổi thửa nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn. Do được tạo điều kiện thuận lợi về diện tích đất sản xuất, các thủ tục hành lang pháp lý và chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện, đầu năm 2014, Công ty TNHH Thương mại dược liệu Út Phương đã đầu tư sản xuất. Trên cánh đồng 22 ha liền vùng, liền thửa vừa được xã Thái Hòa tích tụ, đã nhanh chóng mọc lên những loại cây trồng dược liệu, như: Nghệ vàng, cà gai leo, đinh lăng... thay cho cây lúa năng suất thấp. Hiện, diện tích nghệ vàng và cà gai leo đã cho thu hoạch, hiệu quả kinh tế đạt khá, với doanh thu đạt khoảng 150 đến 180 triệu đồng/ha/năm.

Năm 2011, Nông trường Thạch Quảng phối hợp với Công ty CP Nghệ Việt đầu tư thực hiện mô hình trồng xen canh cây nghệ vàng dưới tán cây cao su, với diện tích 1 ha. Nhận thấy mô hình xen canh đem lại hiệu quả kinh tế, với doanh thu đạt từ 120-150 triệu đồng/năm, trừ chi phí cho lãi 50 đến 70 triệu đồng, nên nông trường và công ty đã cho nhân rộng mô hình. Đến nay, diện tích trồng xen canh cây nghệ vàng dưới tán cây cao su đã được mở rộng lên 61 ha.

Từ hiệu quả kinh tế cây nghệ vàng đem lại trên vùng đất của Nông trường Thạch Quảng, nên từ vụ xuân 2016, huyện Thạch Thành đã chỉ đạo các xã, thị trấn trồng một số loại cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao. Hiện, nhiều địa phương trong huyện đã ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu với Công ty CP Công nghiệp Việt Nam và Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa để tiến hành sản xuất cây húng quế, ích mẫu, hy thiêm...

Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 4.000 ha trồng cây dược liệu, với hơn 20 loại, như: Ba kích, đinh lăng, củ mài, hòe, hương nhu trắng, ích mẫu, quế, hy thiêm, nghệ vàng, cà gai leo...

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, tỉnh ta có kế hoạch đến năm 2020 phát triển 94.000 ha cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên, với sản lượng khai thác 500 tấn/năm và đến năm 2025, sản lượng khai thác ổn định 1.000 tấn/năm. Riêng cây quế, mục tiêu đến năm 2020, phát triển khoảng 7.500 ha, sản lượng khai thác đạt 37.500 tấn/năm và đến năm 2025 mở rộng lên 20.000 ha, sản lượng khai thác đạt 100.000 tấn/năm.

Trồng cây dược liệu đang phát huy hiệu quả kinh tế là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, toàn bộ quá trình sản xuất cây dược liệu từ nhân giống, gieo trồng, thu hoạch cho đến khâu sơ chế vẫn chủ yếu được thực hiện theo phương pháp thủ công. Bởi vậy, để việc quy hoạch và phát triển các loại cây trồng dược liệu hiệu quả, bền vững như mục tiêu đã đề ra, trong quá trình mở rộng diện tích, các địa phương, đơn vị cần chú ý đến các khâu về giống, công nghệ sơ chế, khai thác bảo quản... Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình sản xuất các loại cây phù hợp với vùng sinh thái của từng địa phương và thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Hương Thơm

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang