• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Giang: Thảo quả được mùa, vẫn còn nhiều nỗi lo

Nguồn tin: Báo Hà Giang, 03/11/2017
Ngày cập nhật: 5/11/2017

Người dân các huyện trồng Thảo quả đang rất phấn khởi, vụ thu hoạch này được cả mùa, cả giá. Hiện, giá Thảo quả tươi đang ở mức 85 nghìn đồng/kg, tăng gấp 1,5 lần so với vụ trước. Tuy nhiên, cũng cần phải có giải pháp từ sản xuất đến tiêu thụ bền vững cho sản phẩm này.

Cây thoát nghèo

Tính đến nay, tỉnh Hà Giang có hơn 8 nghìn ha Thảo quả, được trồng ở hầu hết các huyện, nhưng tập trung lớn tại 4 huyện: Vị Xuyên gần 2.900 ha, Quản Bạ trên 2.500 ha, Hoàng Su Phì trên 2.100 ha và huyện Xín Mần gần 1.200 ha. Bình quân, mỗi năm toàn tỉnh trồng mới được từ 150 đến 200 ha. Theo tính toán, mỗi năm, sản lượng Thảo quả khô đạt hơn 1 nghìn tấn, với giá như hiện tại, mỗi vụ thu hoạch mang lại cho người nông dân khoảng 110 - 120 tỷ đồng.

Vườn Thảo quả tại xã Du Già (Yên Minh).

Thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên được ví như vùng đất “chết” bởi tàn tích bom, mìn còn sót lại sau cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1991, người dân quay lại lập nghiệp, bắt đầu từ cây lúa, cây chè, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn. Từ năm 2010 trở lại đây, nhờ trồng cây Thảo quả, cuộc sống của người dân đã bước sang một trang mới. Gia đình anh Phàn Văn Diện - một trong những hộ đầu tiên trồng Thảo quả ở Nậm Ngặt cho biết: Gia đình anh được giao 5 ha đất lâm nghiệp, trong đó cây Thảo quả tự nhiên mọc dưới tán rừng gần một ha. Sau thời gian khai thác, nhận thấy tiềm năng của giống cây này nên anh trồng, nhân rộng thêm trên toàn bộ diện tích đất của gia đình. Hiện nay, 5 ha Thảo quả đang cho thu hoạch, mỗi năm anh thu về hơn 50 triệu đồng. Trưởng thôn Nặm Ngặt, Bồn Văn Vằn cho biết: Thôn có 70 hộ với hơn 300 khẩu, trước đây kinh tế chủ yếu trồng lúa, chăn nuôi lợn. Nhưng từ khi Thảo quả phát triển, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo. Với giá như năm nay khoảng 85 nghìn đồng/kg, có hộ trong thôn thu về gần 200 triệu đồng.

Ở huyện Hoàng Su Phì, nơi có hơn 2.100 ha Thảo quả, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Anh Lò Văn Sinh, thôn Sơn Thành Thượng, xã Nậm Khòa có diện tích Thảo quả lớn nhất xã với gần 40 ha. Anh Sinh cho biết: Hiện nay, gia đình có gần 20 ha đã cho thu hoạch, còn 20 ha đang thời kỳ chăm sóc, sang năm có thể thu hoạch. Với diện tích trên, mỗi vụ sẽ thu từ 4 - 5 tấn Thảo quả tươi, như vậy, trừ chi phí gia đình anh sẽ có thu nhập trên 150 triệu đồng.

Được mùa nhưng vẫn lo!

Thảo quả năm nay được mùa, nhưng ở một số nơi chỉ tốt cây chứ không có nhiều quả, quả cứ to bằng đầu đũa là rụng, nhiều hộ dân lo lắng nên vặt lá đem bán đã ảnh hưởng đến năng suất. Hiện nay, việc trồng, chăm sóc cây Thảo quả chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng chưa có. Cùng với đó, do đặc thù cây sống trong rừng sâu nên điều kiện chăm sóc kém dẫn đến năng suất, sản lượng Thảo quả chưa được như mong muốn.

Trong khâu tiêu thụ, thực tế từ những vụ Thảo quả trước cho thấy, ở đầu vụ luôn được giá gấp 1,5 lần so với giữa và cuối mùa. Nguyên nhân chính do đầu ra của Thảo quả chủ yếu bán cho thương lái xuất khẩu sang Trung Quốc, một phần bị thương lái ép gia. Ông Phàn Sành Phấu, Bí thư Đảng uỷ xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì cho biết: Vào thời điểm năm ngoái, đầu mùa Thảo quả tươi có giá khoảng 50 nghìn đồng/1kg, đến giữa mùa chỉ còn 30 nghìn đồng/1kg. Xã có 225 ha Thảo quả đang cho thu hoạch, nhưng chủ yếu do người dân tự làm giá với thương lái, xã cũng chưa có biện pháp nào kết nối giữa người dân và doạnh nghiệp.

Trước thực trạng phát triển cây Thảo quả như hiện nay, tỉnh ta đã phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan mở hội nghị đối thoại, định hướng phát triển cây Thảo quả. Tổ chức phát triển Hà Lan cũng đánh giá cao diện tích và sản lượng Thảo quả hàng năm của tỉnh, đồng thời cam kết hỗ trợ mở rộng diện tích thông qua nguồn hỗ trợ từ các tổ chức. Đồng thời, hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật trong quá trình trồng, chăm sóc, chế biến và thị trường tiêu thụ. Nhưng trước mắt, người dân vẫn đang tự tìm mối tiêu thụ sản phẩm.

My Ly

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang