• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vụ đông xuân 2017-2018: Chủ động nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 31/10/2017
Ngày cập nhật: 2/11/2017

Đông xuân là vụ lúa rất quan trọng, năng suất chất lượng lúa thường cao nhất trong năm và thời vụ sản xuất của vụ lúa này ảnh hưởng trực tiếp đến các vụ lúa sau. Sản xuất lúa vụ đông xuân 2017-2018 có nhiều thuận lợi: lũ về nhiều nhấn chìm các mầm sâu bệnh trên đồng ruộng, đất được bồi bổ lượng phù sa màu mỡ… Tuy nhiên, nông dân phải thực hiện nghiêm các khuyến cáo của ngành nông nghiệp, chủ động để có vụ mùa thắng lợi.

Gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy

Vụ đông xuân 2017-2018, TP Cần Thơ dự kiến gieo sạ 84.000ha ha lúa. Căn cứ vào diễn biến rầy nâu vào đèn tại thành phố và các tỉnh vùng ĐBSCL, kết hợp với chế độ thủy văn, Cần Thơ dự kiến lịch thời vụ xuống giống lúa đông xuân 2017-2018 gồm 2 đợt lúa chính. Đợt 1 từ ngày 23-11 đến 29-11 (nhằm ngày 6-10 đến 12-10 âm lịch) và đợt 2 từ ngày 9-12 đến 15-12-2017 (nhằm ngày 22-10 đến 28-10 âm lịch). Thành phố khuyến cáo các địa phương hướng dẫn nông dân gieo sạ tập trung chủ yếu trong đợt 2 vì đây là thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất và phát triển cây lúa.

Nông dân tại xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh thực hiện vệ sinh đồng ruộng và làm đất.

Tuy nhiên, lịch thời vụ trên chỉ mang tính tham khảo, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ rầy nâu tại chỗ và tình hình rầy di trú kết hợp với chế độ thủy văn xây dựng lịch thời vụ cụ thể cho địa phương. Đảm bảo an toàn các đợt xuống giống tập trung, đồng loạt để “né rầy” hạn chế chi phí bơm tát, ngập úng đầu vụ. Khi bố trí thời vụ phải tuân thủ theo nguyên tắc chung là “gieo sạ tập trung, đồng loạt trên từng khu vực, từng cánh đồng”, không để xảy ra tình trạng trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa khác nhau. Thời gian giãn cách giữa 2 vụ lúa tối thiểu 3 tuần, xuống giống theo dự báo rầy nâu di trú và rầy nâu tại chỗ của cơ quan bảo vệ thực vật thành phố và các quận, huyện. Sở NN&PTNT TP Cần Thơ yêu cầu các địa phương cần chủ động tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ngay từ đầu vụ, tránh tư tưởng chủ quan gieo sạ không tập trung theo lịch khuyến cáo, phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch né rầy để tránh tình trạng có nhiều trà lúa trên cùng một cánh đồng, thời gian xuống giống mỗi đợt cần tập trung 5-7 ngày.

Ngay trong mùa nước lũ, các địa phương cần vận động bà con nông dân nhấn chìm lúa chét, cỏ trên ruộng trong nước để không còn nơi cư trú cho rầy nâu, đây là biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả và có ý nghĩa rất lớn để cắt nguồn rầy. Chủ động cày bừa trục kỹ, tu sửa bờ bọng để có thể chủ động được nước, hạn chế cỏ dại. Bón lót phân lân, vôi, phân hữu cơ… giúp kích thích bộ rễ cây lúa phát triển mạnh, hạn chế ngộ độc hữu cơ. Sau khi lũ rút, nông dân cần tu sửa thật kỹ bờ bọng sau để thực hiện tốt giải pháp “né rầy, ôm nước” khi cần thiết, đưa nước vào ruộng để che chắn lúa non không bị rầy di trú chích hút, truyền bệnh.

Việc chọn giống lúa có vai trò quan trọng trong phần tăng cao hiệu quả sản xuất và quyết định trong việc bố trí mùa vụ, cần chọn các giống 2 hoặc 3 vụ lúa trong năm để đảm bảo thời gian cách ly giữa các vụ lúa ít nhất 3 tuần. Các địa phương cần khuyến cáo nông dân chuẩn bị giống tốt, sử dụng giống cấp xác nhận trở lên, đảm bảo chất lượng giống sạch có sức sống mạnh, độ nẩy mầm cao. Xây dựng cơ cấu giống lúa cho vụ đông xuân 2017-2018 đảm bảo yêu cầu cân đối, an toàn dịch bệnh và sử dụng bền vững, phù hợp với thực tế sản xuất và thị trường, giữ tỷ lệ cơ cấu phù hợp với các giống chủ lực như: Jasmine 85, OM 5451, OM 4218, OM 2517, OM 7347…

Giảm chi phí sản xuất

Để giảm chi phí sản xuất, nông dân cần đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất lúa theo hướng an toàn, thân thiện môi trường. Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để giảm giá thành, thu hoạch bằng cơ giới, sấy sau thu hoạch nhằm giảm thất thoát và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật như: “3 giảm, 3 tăng:, “1 phải, 5 giảm”, tưới tiêu tiết kiệm nước, công nghệ sinh thái, sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học (nấm xanh, Ometar…) xử lý sâu rầy. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, đề nghị các đơn vị thuộc sở và các địa phương, đơn vị liên quan huy động mọi nguồn lực hỗ trợ nông dân sản xuất tốt vụ đông xuân 2017-2018. Đặc biệt là hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ về giống để nông dân phát triển các mô hình sản xuất lúa giống và “lúa sạch”, học tập các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả để nhân rộng phát triển. Đồng thời, các đơn vị chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chất lượng, giá cả lúa giống, phân bón và các loại vật tư nông nghiệp nói chung…

Thời gian qua, nông dân còn lãng phí trong sử dụng lúa giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật do còn tập quán sử dụng nhiều giống để gieo sạ dày nhằm trừ hao lúa bị hao hụt và bón phân xịt thuốc theo thói quen chứ chưa theo sát nhu cầu thực tế của cây lúa trong từng vụ mùa cụ thể. Muốn giảm chi phí sản xuất, nông dân phải thay đổi ngay và thực hiện tốt theo khuyến cáo của ngành chức năng. Nông dân cần quan tâm bón phân theo bảng so màu lá lúa, giảm lượng giống sử dụng và áp dụng các biện pháp gieo cấy tiết kiệm giống như sạ hàng, sạ thưa hay sử dụng máy cấy lúa. Sở NN&PTNT TP Cần Thơ khuyến cáo, nông dân sử dụng lượng giống không quá 80 kg/ha đối với sạ hàng và không quá 100kg/ha đối với sạ tay.

Theo Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL Trần Ngọc Thạch, thời gian qua nhiều mô hình sản xuất lúa sử dụng giống tiết kiệm, với lượng giống sử dụng chỉ ở mức 60-80kg/ha đã khẳng định mang lại hiệu quả cao. Các địa phương cần vận động nông dân giảm lượng giống, đồng thời giảm xịt thuốc, bón phân trong vụ này để tránh lãng phí và hạn chế lúa bị đổ ngã vì năm nay ruộng lúa có phù sa nhiều và dự báo mùa mưa kéo dài so mọi năm. Mặt khác, cần quan tâm chủ động phòng tránh các loại dịch hại, nhất là trong tình hình có sự xuất hiện của một số đối tượng dịch hại nguy hiểm mới cùng sự diễn biến phức tạp của rầy nâu, muỗi hành…

Khánh Trung

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang