• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Trồng mắc ca quan trọng nhất là chọn giống"

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 27/09/2017
Ngày cập nhật: 28/9/2017

Với hầu hết nông dân trồng mắc ca trên địa bàn Lâm Ðồng, câu hỏi về cây có ra trái không đang là vấn đề lớn nhất. Thăm vườn mắc ca nhà ông Phùng Xuân Thông, thôn Hoàn Kiếm 3, xã Nam Hà, Lâm Hà, kinh nghiệm của ông Thông chính là khâu chọn giống. Với ông Thông, chọn giống là điểm mấu chốt giúp ông có thu nhập tốt từ loài cây còn khá mới mẻ với người nông dân như mắc ca.

Ông Thông trong vườn mắc ca. Ảnh: D.Q

Trong khi nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh trồng mắc ca tới 5-7 năm vẫn chưa có trái thì vườn mắc ca trồng thuần nhà ông Phùng Xuân Thông dù mới 4 tuổi nhưng đã cho trái hai vụ. Ông Thông cho biết: “Ngay từ ban đầu, khi nhiều hộ bắt đầu trồng mắc ca, nguồn giống còn khá trôi nổi tôi đã xác định, cây này là cây lâu năm, phải tìm giống chất lượng, từ nguồn uy tín thì mới yên tâm. Vì vậy, tôi đã mua 400 cây giống tại Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Viện Eakmat) về trồng thuần trên đất vườn nhà. Và kết quả là chỉ 3 năm, có cây chỉ 2,5 năm là đã ra trái, tôi xác định vườn mắc ca nhà tôi đã thành công”.

Nhìn vườn mắc ca nhà ông Thông, có cây lớn, có cây còn nhỏ nhưng theo ông Thông cho biết, cây nào cũng đã cho thu hoạch, có cây đang đeo những chùm quả nặng, nhiều cây đang ra hoa vàng rực sẽ cho thu hoạch vào tháng 4 năm tới. Cây ra hoa kết trái không đồng nhất bởi một vườn mắc ca muốn cho trái phải trồng từ 4 giống trở lên do mắc ca thụ phấn chéo, đòi hỏi vườn phải phong phú về giống.

Ông Thông chia sẻ, vườn mắc ca của ông trồng thuần theo hướng cây lâm nghiệp, cây trồng khá thưa với tiêu chuẩn 7x7 m. Theo ông Thông, trồng thuần cây mắc ca sẽ phát triển khá to, trồng thưa gúp cây có điều kiện trưởng thành tốt nhất. Và khi cây còn nhỏ, chưa tạo tán rộng, ông Thông trồng cây đậu phộng trong vườn mắc ca, vừa cho thêm thu hoạch, vừa góp phần cải tạo đất do đậu phộng có khả năng tích đạm cho “chân đất”. Hiện tại, dù vườn mắc ca của ông Thông còn non nhưng vụ vừa qua, ông cũng thu được 7 tạ hạt, chưa kể thu hoạch rải rác để ăn và biếu tặng bạn bè, bà con.

Ông Thông cung cấp: “Trồng mắc ca chọn giống chuẩn, cây ghép, trái nhiều không nói mà nhân rất to, chất lượng ngon. Hiện tại, tôi thu hoạch và bán cho Công ty Him Lam, Lâm Đồng với giá 85 ngàn đồng/kg hạt, có bao nhiêu cũng thu mua hết. Nói cho đúng trồng mắc ca khỏe hơn trồng cà phê, thu nhập cũng cao hơn”. Nói khỏe hơn trồng cà phê bởi cây mắc ca ít đòi hỏi chăm sóc hơn, việc bón phân, tưới nước nếu trồng thuần cũng chỉ 1-2 lần/năm, lượng phân, nước ít hơn cà phê. Còn nếu trồng xen trong vườn cà phê, chăm sóc cà phê thì mắc ca “ăn ké”. Thu hoạch lại càng nhàn do mắc ca có hai vụ chính tháng 4 và tháng 10, chỉ cần 1, 2 người nhà tự lên vườn, kiểm tra chùm đủ chín là thu hoạch, áp lực về người làm không nặng như cây cà phê.

Tuy đầu tư ít hơn, nhưng thu nhập khá hơn cây cà phê, ông Thông đang trồng thêm một số diện tích mắc ca cũng với tiêu chí “giống chuẩn”. Theo ông Thông, cây mắc ca càng lớn càng có năng suất cao hơn, niên vụ 2018 trong vườn ông có thể có những cây đạt tới sản lượng 80 kg/cây, do đó thu nhập sẽ càng ngày càng tăng ổn định.

Ông Tạ Quang Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Hà chia sẻ, ông Phùng Xuân Thông là một nông dân giỏi, đồng thời là trưởng thôn Hoàn Kiếm 3 rất được bà con tin tưởng. Thành công của ông trong trồng mắc ca đã giúp bà con nông dân xung quanh học hỏi khá nhiều, về chọn nguồn giống tốt, về cách trồng và chăm sóc cây mắc ca. Vì vậy, dù trồng thuần hay trồng xen trong vườn cà phê, bà con hay tới thăm, học hỏi kinh nghiệm của ông Thông để áp dụng trong vườn nhà. Chính từ khâu chọn giống kỹ càng, các mô hình của xã dù do chính quyền tổ chức hay nông dân tự trồng đều có giống chuẩn nên không vườn nào xảy ra tình trạng cây 3-4 tuổi không có trái. Chọn giống chuẩn, chăm sóc tốt, cây mắc ca đang giúp gia đình ông Thông và nông dân xã Nam Hà có thêm một nguồn thu nhập bền vững.

Diệp Quỳnh

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang