• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm cách nào nâng cao giá trị hạt tiêu Việt Nam?

Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 10/09/2017
Ngày cập nhật: 13/9/2017

Trong khi giá tiêu ở Việt Nam đang ở mức thấp thì loại tiêu Kampot của Campuchia lại có giá cao ngất ngưởng: tiêu trắng Kampot 100 gam tới 10 USD (khoảng 226 nghìn đồng), còn tiêu đen là 30 USD/kg (tương đương 680 nghìn đồng).

Được biết, hạt tiêu Kampot (được trồng ở tỉnh Kampot, Campuchia) vốn nổi tiếng từ lâu đời với chất lượng vượt trội và hương vị đặc trưng nhờ có một quy trình canh tác rất đặc thù, sử dụng gần như hoàn toàn các loại phân, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ. Từ năm 2010, hạt tiêu Kampot được cấp Chỉ dẫn địa lý và hình thành thương hiệu tập thể cho người trồng tiêu tại Kampot. Đến nay, Liên minh châu Âu cũng đã công nhận thương hiệu tiêu này. Trong khi đó, sản lượng tiêu Việt Nam xuất khẩu chiếm đến 40% sản lượng hồ tiêu thế giới, nhưng giá trị không cao.

Nông dân huyện Cư Kuin thu hoạch tiêu.

Theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), nguyên nhân là do diện tích hồ tiêu trong nước tăng quá nhanh. Kết thúc năm 2016, cả nước đã trồng trên 124.300 ha, năng suất bình quân 2,6 tấn/ha, dự đoán 3 năm nữa sản lượng tiêu Việt Nam là 370 nghìn tấn trở lên, trong khi nhu cầu hồ tiêu của thế giới năm 2017 là khoảng 327 nghìn tấn (số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam). Như vậy, Việt Nam đang thừa khoảng 55 - 60 nghìn tấn, đây cũng là một trong những nguyên nhân kéo giá tiêu Việt Nam xuống thấp. Một nguyên nhân quan trọng nữa là, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở hạt tiêu của ta còn quá nhiều, trên thực tế có đến 80% nông dân trồng tiêu đang sử dụng quá liều thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy mà mặt hàng tiêu Việt Nam luôn bị hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu “tuýt còi”. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam bị kiểm soát rất chặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên số lượng tiêu xuất khẩu vào thị trường châu Âu không được nhiều. Chưa kể, đối với các yêu cầu của nhà nhập khẩu châu Âu là kiểm mẫu đạt mới được xuất thì hầu như mẫu hồ tiêu Việt Nam chỉ đạt 30% (gửi 10 mẫu đi thì đạt 3 mẫu).

Cũng theo ông Hoàng Phước Bính, hiện rất nhiều nông dân tỏ ra lo lắng không hiểu sao giá tiêu lại giảm mạnh như vậy? Để giải đáp câu hỏi này, có lẽ các bộ, ngành liên quan cần cung cấp thông tin rộng rãi để khuyến cáo nông dân bình tĩnh, chăm sóc tốt vườn tiêu theo hướng hữu cơ sinh học để canh tác bền vững. Đồng thời, đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả để người trồng hạn chế và đi đến chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ như thời gian qua. Nhưng quan trọng nhất là phải tổ chức lại sản xuất, thành lập các tổ hợp tác sản xuất bền vững, liên kết tạo thành vùng sản xuất tập trung để thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ cao và kiểm soát an toàn thực phẩm. Tiến tới hình thành thương hiệu hạt tiêu Việt Nam để làm tăng giá trị sản phẩm, đem lại lợi ích lớn cho người trồng tiêu.

Minh Thuận

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang