• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghịch lý rau an toàn

Nguồn tin: Báo An Giang, 06/07/2017
Ngày cập nhật: 7/7/2017

Xuất phát từ chủ trương bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, mô hình canh tác rau an toàn đã được triển khai ở các địa phương trong tỉnh An Giang. Tuy nhiên, việc duy trì và phát triển mô hình này lại găp nhiều khó khăn do những nghịch lý từ nhu cầu thị trường và đầu ra hạn chế.

Khái niệm RAT đã không còn xa lạ với người tiêu dùng. Trên các phương tiện truyền thông, người ta dễ dàng bắt gặp những bản tin cảnh báo về tình hình sản xuất nông nghiệp lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay những hành động vi phạm đạo đức vì lợi nhuận trước mắt của một bộ phận nông dân. Tuy nhiên, các bà nội trợ lại không mấy “mặn mà” với RAT dù ai cũng sợ sẽ rước bệnh vào người khi ăn phải rau lạm dụng thuốc BVTV.

Là người gắn bó với mô hình sản xuất RAT, ông Hồ Tấn Phong, Tổ trưởng Tổ sản xuất RAT phường Châu Phú A (TP. Châu Đốc), chia sẻ: “Đang tồn tại một nghịch lý trong suy nghĩ của người tiêu dùng. Đa số bà nội trợ đều ý thức được việc ăn rau lạm dụng thuốc BVTV sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân và gia đình. Tuy nhiên, khi họ đến chợ lại không quan tâm lắm đến những mặt hàng RAT bởi 2 lý do. Thứ nhất, RAT có giá cao hơn rau sản xuất đại trà khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Thứ 2, RAT không có hình thức đẹp bằng rau sản xuất đại trà nên ít ai muốn mua về ăn”.

Người trồng rau an toàn cần đầu ra ổn định

Lý giải 2 lý do vừa nêu, ông Hồ Tấn Phong cho biết, sâu bệnh hiện nay phát triển khá nhanh và chỉ có thể tính bằng đơn vị giờ, trong khi để đảm bảo thời gian cách ly của thuốc BVTV thì người trồng phải đợi đến 3 - 4 ngày sau thời điểm phun mới thu hoạch. Do đó, việc RAT bị sâu bệnh “đánh tơi tả” trước khi ra chợ là điều hiển nhiên. Mặt khác, RAT thường có năng suất thấp nên giá bán có nhích lên đôi chút so với rau đại trà đã khiến các bà nội trợ “quay lưng” dù chẳng ảnh hưởng lắm đến túi tiền của họ. “Tâm lý người tiêu dùng khá nghịch lý. Sợ ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại thích rau xanh mướt. Muốn ăn RAT nhưng lại sợ tốn thêm tiền. Vì vậy, mới có chuyện nông dân cố gắng sản xuất RAT nhưng lại bán với giá của rau đại trà. Cuối cùng, “Trăm dâu đổ đầu… người trồng”. Chúng tôi muốn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhưng chẳng biết làm sao để “bảo vệ” nguồn thu của gia đình mình” - ông Phong thật tình.

Là nông dân tham gia mô hình sản xuất RAT tại thị trấn Tịnh Biên (Tịnh Biên), anh Nguyễn Hữu Thành cho hay: “Tôi được ngành chuyên môn hỗ trợ mọi điều kiện để trồng RAT, từ kinh phí xây dựng nhà lưới cho đến sạp bày bán rau ngoài chợ. Tuy nhiên, người mua lại không hiểu hết tác dụng của RAT nên dù có cố gắng thuyết phục họ vẫn thờ ơ. Đa số họ đều không ưng ý bề ngoài của RAT. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định, tất cả rau có hình thức đẹp, xanh mướt ngoài chợ đều phải sử dụng thuốc BVTV liều lượng cao mới không bị sâu bệnh phá hại. Rất khó để RAT có hình thức đẹp theo ý muốn người tiêu dùng, nhất là đa số nông dân không có điều kiện xây dựng nhà lưới”.

Ngoài cái khó từ tâm lý người tiêu dùng, RAT vẫn còn “vướng” trong việc tìm đầu ra ổn định. Trường hợp của ông Hồ Tấn Phong có thể xem là có đầu ra ổn định qua việc ký hợp đồng với Công ty Phan Nam, siêu thị Co.opmart Châu Đốc, siêu thị Tứ Sơn… Tuy nhiên, mỗi đơn vị chỉ có thể tiêu thụ chừng 20 - 30kg củ, quả/ngày, số còn lại ông Phong phải đem ra chợ bán khiến RAT bỗng chốc trở thành rau đại trà. “Do không có đầu ra ổn định nên 15 thành viên trong Tổ sản xuất RAT phường Châu Phú A đành chuyển sang canh tác các loại hoa. Họ chia sẻ, do hoa không “ăn” được nên có thể phun thuốc BVTV thoải mái mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe người mua. Thực tế, nông dân nào cũng muốn có được nguồn thu từ mảnh đất của mình nên việc họ quay lưng với RAT là điều dễ hiểu. Vì vậy, chúng tôi rất mong các cấp, các ngành có hướng tháo gỡ khó khăn để người nông dân có thể tiếp tục gắn bó với RAT đúng như ý nghĩa tốt đẹp mô hình đang hướng đến”- ông Hồ Tấn Phong thật tình.

Thanh Tiến

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang