• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xử lý bệnh vàng lá nghẹt rễ

Nguồn tin: Kinh tế đô thị, 05/07/2017
Ngày cập nhật: 6/7/2017

Thời tiết vụ Mùa 2017 nắng nóng kết hợp với những đợt mưa kéo dài là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại, nhất là bệnh vàng lá nghẹt rễ sinh lý trên cây lúa.

Triệu chứng: Khi bệnh mới phát sinh lá lúa thường bị vàng, đỉnh lá đỏ khô. Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng sau đó cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít. Bộ rễ bị thối đen hoặc rễ mới không phát sinh, tốc độ sinh trưởng chậm. Bệnh phát triển trên cả chân ruộng trũng và ruộng cạn nước, tuy nhiên, không có khả năng lây lan do đây là bệnh sinh lý.

Nguyên nhân: Do không bón hoặc bón ít phân hữu cơ (phân chuồng), bón phân không cân đối dẫn đến môi trường đất bị thay đổi gây trở ngại cho việc trao đổi khí trong đất của cây. Do thời vụ cấy gấp nên gốc rạ chưa phân hủy hết. Do chân ruộng bị thiếu oxy kéo dài, đất úng hoặc đất quá chặt.

Để chủ động phòng trừ bệnh vàng lá nghẹt rễ, bà con cần thực hiện biện pháp kỹ thuật sau:

Phòng bệnh: Ngay sau khi thu hoạch lúa vụ Xuân cần làm đất cày bừa kỹ bón thêm vôi hoặc dùng các chế phẩm sinh học, phân bón vi sinh trước khi cấy để cải tạo độ chua, thúc đẩy các chất hữu cơ chưa hoai mục phân giải nhanh ngay từ đầu. Kết hợp bón thêm 10 – 15kg vôi bột/sào giúp gốc rạ nhanh phân hủy, hạn chế bệnh vàng lá sinh lý phát sinh gây hại sau này.

Không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, không để gốc rạ dài ở các chân ruộng trũng và những chân ruộng bị bệnh vàng lá hại nặng từ vụ trước. Không bón thừa lượng phân đạm ngay cả khi ruộng lúa chậm phát triển. Bà con lưu ý, nên cấy nông tay, dùng mạ xúc, mạ khay để cấy giúp cho rễ lúa được cung cấp thêm oxy từ không khí, cây đẻ nhánh sớm, khỏe, tập trung và sinh trưởng, phát triển tốt.

Trị bệnh: Khi phát hiện lúa bị bệnh, không nên bón thêm phân đạm hoặc phun thuốc BVTV. Cần tiến hành tháo nước, bón thêm 10 – 15kg vôi bột + 10 – 15kg phân lân/sào kết hợp làm cỏ, sục bùn để giải phóng bớt khí độc trong đất. Sau khi bón vôi và lân, khi cây đã bén rễ thì cần bổ sung phân bón phun qua lá để giúp cây phục hồi nhanh, phát triển tốt.

TS. Ngô Vĩnh Viễn - nguyên Viện trưởng viện Bảo Vệ Thực Vật

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang