• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hướng tới mô hình nuôi tôm gắn với thiên nhiên

Nguồn tin: Báo Sóc Trăng, 04/12/2017
Ngày cập nhật: 6/12/2017

Đó là một trong những ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu tại buổi làm việc với đoàn chuyên gia Nhật Bản về vấn đề nuôi tôm theo công nghệ mới là dùng vi sinh thay thức ăn, vào sáng ngày 4-12, tại Tỉnh ủy Sóc Trăng. Tiếp và làm việc với đoàn còn có các đồng chí: Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Hiểu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lương Minh Quyết - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc sở.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng tại buổi tiếp đoàn chuyên gia Nhật Bản.

Theo thông tin từ đoàn chuyên gia Nhật Bản, đây là quy trình nuôi tôm sử dụng hoàn toàn chất vi sinh cho ao nuôi tôm được Trường Đại học Tokyo nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm từ năm 2004. Theo đó, người nuôi chỉ cần dùng chất vi sinh (một loại chất dinh dưỡng dạng nước cho vào ao nuôi) và không cần cho tôm ăn thức ăn và không cần sử dụng quạt cung cấp oxy tại ao nuôi theo cách nuôi thông thường. Qua nghiên cứu nuôi thử nghiệm tại một số nước, như: Philippines, Sri Lanka cho kết quả khá thành công, như diện tích ao nuôi 1ha thu về 70.000 USD, chi phí nuôi 25%, lợi nhuận 45.000 USD, cao gấp 3 lần so nuôi thông thường, bởi lượng tôm thu hoạch tại ao sử dụng vi sinh đạt 75%, còn ao nuôi thông thường chỉ 50% - 60%. Đồng thời, chất vi sinh phù hợp cho tất cả các loại tôm nuôi và chất lượng tôm sau thu hoạch gần giống như tôm ngoài tự nhiên nên được thị trường Nhật Bản và EU thu mua.

Quy trình nuôi tôm sử dụng vi sinh khá đơn giản, sau vụ nuôi, xả hết nước ao ra bên ngoài và phơi ao 1 tháng, rải vôi vào ao cho nước vào và bỏ chất vi sinh xuống đợi 1 tháng sau sẽ thả tôm vào nuôi, 1ha tương đương 100 lít nước vi sinh, ao dùng nuôi liên tục khoảng 4 đợt/năm. Vụ thứ 2, sử dụng 50 lít nước vi sinh, cứ theo quy trình thực hiện. Sau 4 đợt nuôi có thể xả nước ao tôm, nguồn nước không cần xử lý khi thải ra môi trường vì nước hoàn toàn sạch, đảm bảo phù hợp với nước tự nhiên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hiểu cùng các đại biểu đặt thêm một số câu hỏi xoay quanh vấn đề, như: mật độ ao thả nuôi tôm trên cùng một diện tích; chất lượng thịt tôm nuôi bằng vi sinh; có nên cho thức ăn vào ao nuôi tôm sau khi đã dùng vi sinh; dùng ao nuôi tôm với loài thủy sản khác; thị trường tiêu thụ...

Đoàn chuyên gia Nhật Bản giải đáp các thắc mắc của phía tỉnh Sóc Trăng và đề nghị tỉnh cho đoàn thực hiện thí điểm nuôi thử nghiệm 2 ao nuôi để qua đó đánh giá kết quả mô hình. Con tôm nuôi bằng vi sinh sẽ được bán vào thị trường Nhật Bản và EU, phía đoàn sẽ bao tiêu phần đầu ra cho con tôm nuôi tại Sóc Trăng theo mô hình sử dụng tôm nuôi bằng vi sinh. Mô hình thành công, đoàn sẽ mời các doanh nghiệp Nhật đến để tiến hành ký kết nuôi theo chuỗi giữa doanh nghiệp và người dân nhằm ổn định sản phẩm đầu ra và đảm bảo lợi nhuận.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu cho rằng, đây là một trong những mô hình nuôi tôm mới rất cần thiết cho tỉnh và nếu được triển khai sẽ rất bền vững cũng như gần gũi môi trường tự nhiên. Do vậy, tỉnh mong muốn hợp tác cùng đoàn chuyên gia Nhật Bản thực hiện thí điểm mô hình, sau khi mô hình thành công sẽ có sự liên kết tiếp trong khâu sản xuất cũng như có các phương án cụ thể trong việc quy hoạch nuôi tôm theo công nghệ mới.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng nhấn mạnh: “Đây là mô hình nuôi tôm mới, đề nghị đoàn làm việc trực tiếp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xin ý kiến Chính phủ cho chủ trương về việc nuôi thử nghiệm. Riêng phía tỉnh Sóc Trăng, nếu được Chính phủ cho phép sẽ bố trí các ao nuôi thử nghiệm tại hộ dân và doanh nghiệp nhằm có sự đánh giá khách quan về quy trình nuôi mới này”.

Thúy Liễu

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang