• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường

Nguồn tin: Báo Long An, 18/05/2017
Ngày cập nhật: 19/5/2017

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người. Vì vậy, việc sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết.

Thay đổi tập quán canh tác

Chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Châu Thành, tỉnh Long An - Lê Minh Mẫn thông tin: Châu Thành hiện có 7.343ha thanh long, trong đó, diện tích thanh long ruột đỏ chiếm 70%. Để người dân sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, thời gian qua, Phòng NN&PTNT huyện chú trọng tuyên truyền, vận động người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các buổi tập huấn, hội thảo.

Sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học vừa giúp cây trồng phát triển tốt, vừa bảo vệ môi trường sống

Từ đầu năm 2017 đến nay, huyện tổ chức 17 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân, thu hút trên 940 lượt người dự. Từ đó, người dân ngày càng nâng cao nhận thức trong sản xuất, giảm hẳn tình trạng sử dụng phân chuồng chưa được ủ hoai bón trực tiếp cho cây thanh long. Đặc biệt, huyện quan tâm vận động người dân sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh, ảnh hưởng môi trường cũng như sức khỏe con người.

Ông Huỳnh Văn Lồi, ngụ ấp Thanh Bình 2, xã Thanh Vĩnh Đông chia sẻ: "Trước kia, khi mới trồng thanh long, tôi cũng sử dụng phân chuồng tươi bón trực tiếp cho cây. Qua sử dụng, tôi thấy, phân chuồng tươi gây ngộ độc hữu cơ, cây dễ bị hư, thối rễ, nhiễm các bệnh: Đốm trắng, thối cành,... Ngoài ra, mùi hôi thối khiến ruồi nhặng sinh sôi nảy nở, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe gia đình và mọi người xung quanh. Từ khi tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, được tuyên truyền, tôi áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Hiện tại, tôi xử lý phân bò bằng cách ủ phân với nấm Trichoderma để giúp phân nhanh hoai, mục và diệt các vi sinh vật có hại. Khi bón, cây thanh long hấp thụ nhanh hơn".

Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất

Thông qua tuyên truyền, vận động và tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Người dân lựa chọn cho mình cách làm hiệu quả, sử dụng các loại phân mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường để bón cho cây trồng nói chung và thanh long nói riêng.

Người dân sử dụng các loại phân mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường để bón cho cây trồng

Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế - Thạc sĩ Nguyễn Thành Hiếu (Viện Cây ăn quả miền Nam) nhận định: “Phân hữu cơ vi sinh giúp cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Từ đó, hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng, ổn định nhiệt độ đất, tăng cường hoạt động của sinh vật đất. Ngoài ra, sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp gia tăng chất mùn, tăng khả năng giữ dinh dưỡng cho đất, giúp rễ cây trồng phát triển tốt, tăng cường sự thu hút chất dinh dưỡng cho cây".

Tuy nhiên, hiện nay, còn tình trạng người dân dùng phân gà, heo, bò tươi bón trực tiếp cho cây thanh long mà không qua quá trình ủ hoai. Đây chính là những nguyên nhân khiến môi trường bị ô nhiễm, lây lan mầm bệnh cho cây trồng và ảnh hưởng sức khỏe con người.

Thạc sĩ Nguyễn Thành Hiếu khuyến cáo: "Nông dân tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để bón trực tiếp cho cây trồng. Nếu muốn sử dụng phân chuồng trong canh tác thì cần phải ủ cho phân hoai, mục. Phân tươi chứa nhiều dưỡng chất nhưng khó tiêu nên cây không lấy được chất dinh dưỡng. Nếu bón trực tiếp phân chuồng tươi cho cây trồng mà chưa qua ủ hoai thì sẽ gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, làm giảm chất lượng nông sản. Mặt khác, bón trực tiếp phân chuồng tươi cho cây trồng là việc làm sai vì các vi khuẩn tả, thương hàn, trứng giun sán,... có khả năng lây nhiễm và phát tán ra môi trường."./.

Quang Nguyên

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang