• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xóm Sình Mây trồng sầu riêng VietGAP

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 14/03/2017
Ngày cập nhật: 15/3/2017

Trồng sầu riêng theo quy trình VietGAP đang là cách để huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng mở ra hướng đi mới nhằm tạo điều kiện cho thương hiệu sầu riêng Đạ Huoai hội nhập sâu rộng thị trường trong và ngoài nước. Đến nay, trong số 15 hộ trồng sầu riêng ở huyện Đạ Huoai được cấp chứng nhận VietGAP, thì riêng xóm Sình Mây, thôn Phước Trung, xã Phước Lộc có 7 hộ được cấp chứng nhận VietGAP.

Sầu riêng được trồng theo quy trình VietGAP tại xóm Sinh Mây (xã Phước Lộc). Ảnh: K.Phúc

Theo người dân thôn Phước Trung (xã Phước Lộc), xóm Sình Mây xuất phát từ cách gọi của người dân địa phương. Trước đây, vùng đất này chủ yếu là sình lầy và cây mây rừng. Sau khi người dân tới định cư họ trồng các loại cây như cam, quýt và chôm chôm nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Từ năm 2000, các hộ dân bắt đầu chuyển đổi sang trồng sầu riêng. Hiện nay, xóm Sình Mây đang có 25 hộ trồng sầu riêng với diện tích từ 1 - 7 ha; trong đó, có 7 hộ được cấp chứng nhận trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP với các giống cơm vàng hạt lép như Dona, Mongthong, Ri6… Theo đó, vào tháng 10/2016, Tổ hợp tác trồng sầu riêng VietGAP đã được thành lập để các hộ tại xóm Sình Mây liên kết sản xuất sầu riêng sạch.

Ông Thân Trọng Thưởng, một trong những người tham gia Tổ hợp tác trồng sầu riêng VietGAP tại xóm Sình Mây cho biết: “Tham gia Tổ hợp tác sản xuất sầu riêng VietGAP, chúng tôi được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai hướng dẫn quy trình sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện, gia đình tôi có 5 ha sầu riêng đang trong thời kỳ kinh doanh; trong đó, có 2 ha được cấp chứng nhận VietGAP. Ngoài việc tuân thủ quy trình sản xuất theo quy trình VietGAP đã được chứng nhận, gia đình tôi còn đầu tư thêm hệ thống tưới tự động để chăm sóc vườn sầu riêng nhằm đạt hiệu quả cao nhất”.

Theo những người dân tham gia Tổ hợp tác trồng sầu riêng VietGAP ở xóm Sình Mây, khác với trồng sầu riêng theo tập quán truyền thống thì chăm sóc sầu riêng theo quy trình VietGAP đòi hỏi người nông dân phải ghi chép sổ nhật ký cẩn thận để hoạch toán chi phí sản xuất; đồng thời, truy nguồn gốc sản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Đặc biệt, người dân không được phép lạm dụng các loại thuốc BVTV mà phải tuân thủ sử dụng các loại thuốc BVTV và phân bón trong danh mục cho phép. Từ đó, hướng đến thói quen sử dụng phân hữu cơ sinh học, nhằm duy trì năng suất, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Ông Phan Văn Dược, người tiên phong trồng sầu riêng VietGAP tại xóm Sình Mây chia sẻ: “Gia đình tôi đang có 7 ha sầu riêng được trồng, chăm sóc theo quy trình VietGAP. Trồng sầu riêng theo quy trình VietGAP đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn trồng theo cách truyền thống, nhưng đổi lại, sản phẩm khi cho ra thị trường luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tuyệt đối nên được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Nhờ vậy, giá bán ra thị trường luôn ổn định và cao hơn”.

Ông Nguyễn Văn Tám, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng sầu riêng VietGAP xóm Sình Mây cho biết: “Hiện nay, toàn Tổ hợp tác trồng sầu riêng VietGAP tại xóm Sình Mây đang có hơn 20 ha sầu riêng được sản xuất theo quy trình VietGAP. Các vườn sầu riêng VietGAP đều đạt năng suất trung bình từ 10 - 12 tấn/ha, thậm chí có những vườn đạt năng suất từ 15 - 20 tấn/ha. Tham gia Tổ hợp tác này, giúp các hộ cùng hỗ trợ nhau về khoa học - kỹ thuật chăm sóc cũng như tiêu thụ sản phẩm. Hiện, trong xóm Sình Mây đang có rất nhiều hộ dân muốn gia nhập vào tổ hợp tác nhưng chưa đủ điều kiện. Vì vậy, trong thời gian tới, các thành viên trong tổ chúng tôi sẽ hướng dẫn các hộ còn lại sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn an toàn; đồng thời, kiến nghị cơ quan chức năng làm thủ tục công nhận để mở rộng quy mô sản xuất sầu riêng VietGAP của Tổ trong thời gian tới”.

Theo ông Nguyễn Duy Lực, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, hiện toàn xã có gần 300 ha sầu riêng; trong đó, có hơn 100 ha đang trong giai đoạn kinh doanh. Vì vậy, sau khi các hộ dân tại xóm Sình Mây được cấp chứng nhận VietGAP, địa phương sẽ tạo mọi điều kiện để các hộ sử dụng hiệu quả chứng nhận này và hỗ trợ về mọi mặt để đảm bảo được chất lượng sản phẩm theo chứng nhận đã được cấp. Cùng với đó, hàng năm, xã sẽ có trách nhiệm hướng dẫn các hộ trồng rầu riêng áp dụng khoa học - kỹ thuật để mở rộng diện tích sầu riêng VietGAP tại địa phương.

KHÁNH PHÚC

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang