• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thúc đẩy xuất khẩu trái cây

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 24/12/2017
Ngày cập nhật: 27/12/2017

Hiện nay, trái cây tươi của Việt Nam đã được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc…Tuy nhiên, số lượng xuất khẩu chưa nhiều và chủng loại còn ít, cần có các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn vào các thị trường này để nâng cao giá trị cho trái cây nước ta, đồng thời tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Triển vọng mở rộng thị trường

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, đến nay Cục Bảo vệ thực vật đã đàm phán và thống nhất các biện pháp kỹ thuật về kiểm dịch thực vật (KDTV) để xuất khẩu trái cây tươi vào hầu hết các thị trường trên thế giới có yêu cầu về KDTV thông thường. Đến tháng 11-2017, đối với các nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào, Myanmar…), EU (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ý…), Trung Đông ( UEA, Quata, Li Băng, A rập Xê Út), Đông Âu (Nga, Ucraina…) và Canada, các loại trái cây tươi của Việt Nam đều có thể xuất khẩu sang các nước này. Quy định KDTV đối với các lô hàng là phải được cơ quan KDTV Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận KDTV đáp ứng yêu cầu KDTV của nước nhập khẩu. Hiện tất cả các loại trái cây tươi của Việt Nam đều có thể xuất khẩu qua hình thức biên mậu sang thị trường Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu chính ngạch 8 loại trái cây tươi của Việt Nam gồm: thanh long, dưa hấu, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, chuối và mít. Yêu cầu là các lô hàng phải được cơ quan KDTV Việt Nam kiểm tra, cấp giấy chứng nhận KDTV xác nhận không nhiễm đối tượng KDTV của Trung Quốc.

Sơ chế, đóng gói bưởi da xanh tại Cơ sở Hương Miền Tây ở xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Ảnh: KHÁNH TRUNG

Đối với các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Chile, Hàn Quốc, Argentina, Đài Loan và Brazil quy định yêu cầu KDTV rất chặt chẽ, phải thực hiện nhiều thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài nhiều năm đối với từng loại sản phẩm như: phân tích nguy cơ dịch hại (PRA), thực hiện chương trình kiểm tra, xử lý KDTV (chiếu xạ, xử lý hơi nóng) cho từng lô hàng trước khi xuất khẩu. Tuy nhiên, với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng, hiện nước ta đã đàm phán, mở cửa xuất khẩu được 6 loại quả và 7 thị trường khó tính. Hiện ở thị trường Hoa Kỳ ta đã xuất khẩu được thanh long, chôm chôm, nhãn, vải và vú sữa và mới đây, thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã chính thức cho phép nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ; Úc là vải, xoài, thanh long; New Zealand là thanh long, xoài và chôm chôm; Chile, Nhật Bản và Hàn Quốc là thanh long và xoài; Đài Loan là thanh long.

Theo ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, các thị trường có yêu cầu về KDTV khắt khe nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand) đều đã mở cửa cho quả tươi của Việt Nam, kết quả này góp phần nâng cao uy tín cho nông sản Việt Nam, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tiếp cận các thị trường khác trên thế giới. Qua đó, tạo đa dạng hóa thị trường, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định cho ngành hàng hao quả và và tạo động lực cho người sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam.

Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật cùng các đơn vị liên quan đang tiếp tục đàm phán, mở cửa thị trường xuất khẩu thêm nhiều chủng loại trái cây vào các thị trường khó tính. Cụ thể như, vải và nhãn vào Nhật Bản; xuất khẩu vú sữa, nhãn, vải, chôm chôm, chanh leo vào Hàn Quốc; xuất khẩu nhãn, vải và bưởi vào Chile; xuất khẩu nhãn và chanh leo (chanh dây) vào Úc; xuất khẩu vải, nhãn và vú sữa vào New Zealand; xuất khẩu chôm chôm, nhãn, vải, bưởi, thanh long vào Brazil, Argentina và Peru. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, tiếp tục đàm phán để xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều loại trái cây như: chanh, dừa, măng cụt, bưởi, chanh leo, mãng cầu ta…

Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia ngành nông nghiệp, cơ hội cho trái cây Việt Nam phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất lớn. Song, để nắm bắt các cơ hội và phát triển xuất khẩu một cách bền vững, đòi hỏi ngành trái cây trong nước cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Kịp thời khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ với mẫu mã và chất lượng hàng hóa không đồng nhất và đồng đều.

Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An-Mỹ Bình ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An là một doanh nghiệp trồng và xuất khẩu chuối nổi tiếng tại ĐBSCL, cho rằng: “Muốn phát triển xuất khẩu trái cây, chúng ta phải tìm giải pháp để cung cấp sản phẩm thường xuyên, liên tục cho thị trường với số lượng và chất lượng đảm bảo các yêu cầu của thị trường. Để làm được điều này, chính sách đất đai rất quan trọng và đòi hỏi những người nông dân sản xuất nhỏ lẻ phải liên kết lại với nhau và liên kết với doanh nghiệp”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam, năng suất nhiều loại cây ăn quả của nước ta đang ở mức quá cao là nhược điểm bởi năng suất trái cây thường tỷ lệ nghịch với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm do sử dụng phân thuốc quá mức. Năng suất cao mà không an toàn sẽ khó bán. Do vậy, trong định hướng sản xuất cần chú ý nhiều đến vấn đề chất lượng để trái cây mình xuất đi không bị trả về.

Để phát triển bền vững trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khó tính, đòi hỏi chúng ta không chỉ cần phải có giải pháp iảm giá thành sản xuất gắn với đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Theo Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT, trong chỉ đạo sản xuất cây trồng nói chung, cây ăn quả nói riêng phải đặt yêu cầu sản xuất an toàn và bền vững lên hàng đầu, ứng dụng phòng chống sâu bệnh tổng hợp theo phương châm phòng là chính, do đó cần chỉ đạo sản xuất theo quy trình đồng bộ từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Tổ chức liên kết doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu với nông dân và đại diện nông dân để đảm bảo sản phẩm an toàn, truy xuất được nguồn gốc, từ đó hình thành vùng sản xuất an toàn phục vụ xuất khẩu theo từng thị trường để đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu.

KHÁNH TRUNG

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang