• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Thanh long VietGAP- vẫn khó từ nhận thức

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 16/11/2017
Ngày cập nhật: 17/11/2017

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2017. Hiện nhiều sở, ngành trong tỉnh Bình Thuận đang gấp rút “chạy đua” với thời gian để hoàn thành những chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Trong đó, đối với ngành nông nghiệp, làm thế nào để đến cuối năm, toàn tỉnh phải đạt và vượt kế hoạch 9.700 ha thanh long VietGAP cũng đang là thử thách.

Vườn thanh long VietGAP tại Hàm Thuận Bắc.

“Hụt” chỉ tiêu

Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết, ước tính lũy kế đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 8.657,06 ha thanh long được công nhận VietGAP, đạt 89,25% so với kế hoạch tỉnh giao (9.700 ha). Trong đó, diện tích cấp mới 1.483 ha, diện tích tái cấp là 3.819 ha, diện tích còn hiệu lực 3.355 ha. Điều đáng nói, từ đầu năm đến tháng 6/2017, việc triển khai chương trình thanh long VietGAP gặp nhiều khó khăn, đình trệ.

Theo bà Đào Thị Kim Dung- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thanh long, những tháng đầu năm 2017, nhiều huyện chưa thật quyết liệt trong việc chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các xã, thị trấn. Nhiều tổ, nhóm không có tổ trưởng điều hành, nhưng địa phương chậm củng cố hoặc thay thế để duy trì. Khi có các tổ, nhóm không tiếp tục tham gia chương trình, địa phương chưa có phát hiện kịp thời để thực hiện vận động, thuyết phục người dân, dẫn đến diện tích chứng nhận của nhiều địa phương giảm do giảm số hộ, tổ tham gia. Trong đó có các xã Hàm Mỹ, Mương Mán, Hàm Cường (Hàm Thuận Nam) và Hồng Sơn, Hàm Liêm, thị trấn Phú Long (Hàm Thuận Bắc). Nhưng những tháng cuối năm kết quả đánh giá chứng nhận của năm 2017 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2016 cả về số diện tích và số tổ được đánh giá chứng nhận. Mặc dù diện tích được đánh giá chứng nhận mới trong năm 2017 có vượt so kế hoạch tỉnh giao (1.483 ha/1.360 ha kế hoạch). Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá chứng nhận, diện tích đánh giá tái cấp chỉ đạt chưa đến 4.000 ha và diện tích bị hủy do giấy chứng nhận hết hiệu lực nhiều nên diện tích được công nhận VietGAP đến cuối năm 2017 chưa đạt chỉ tiêu được giao.

Phải đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức

Một trong các nguyên nhân dẫn đến việc người dân “quay lưng” với thanh long VietGAP là do thanh long chủ yếu tiêu thụ theo tiểu ngạch qua thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, thị trường này chưa đòi hỏi về sản phẩm an toàn nên các doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm đến việc thu mua sản phẩm thanh long an toàn theo hướng VietGAP. Đây là lý do chính khiến người trồng thanh long chủ quan, không sản xuất theo hướng an toàn. Mặt khác, việc thay đổi tập quán sản xuất đòi hỏi phải kiên trì, thời gian lâu dài. Về mặt chủ quan, thực tế thời gian qua việc tuyên truyền vận động triển khai sản xuất thanh long VietGAP không được các địa phương thực hiện thường xuyên. Mặt khác, việc liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ sản xuất VietGAP để tiêu thụ sản phẩm thanh long an toàn còn rất ít, chưa được quan tâm triển khai quyết liệt. Rõ ràng, bài học được rút ra qua nhiều năm triển khai thanh long VietGAP trên địa bàn tỉnh là công tác thông tin tuyên truyền phải làm thường xuyên, liên tục để người dân hiểu được ý nghĩa của việc tổ chức sản xuất theo VietGAP để họ tham gia với tinh thần và thái độ tự nguyện thì thành công sẽ rất cao.

Tại cuộc họp mới đây với các địa phương bàn về tình hình phát triển thanh long VietGAP, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Nam giao mục tiêu đặt ra, phấn đấu đến cuối năm phải đạt và vượt kế hoạch 9.700 ha thanh long VietGAP. Đồng thời, từng bước đưa sản phẩm thanh long vào sản xuất sạch, có dán tem chỉ dẫn địa lý; cán bộ, đảng viên cần gương mẫu, phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền quy trình sản xuất thanh long VietGAP… Riêng các địa phương, cần phân công bố trí cán bộ theo dõi địa bàn để triển khai kế hoạch sản xuất VietGAP, chấn chỉnh lại hoạt động của tổ tư vấn cấp huyện. Ngoài ra, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cần tăng cường vận động các doanh nghiệp liên kết với các tổ nhóm, hợp tác xã sản xuất thanh long VietGAP để có vùng nguyên liệu thanh long an toàn phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước…

Để sản xuất thanh long VietGAP là điều hiển nhiên cần phải làm, trước hết phải tuyên truyền cho nông dân nâng cao nhận thức, hiểu được VietGAP là yếu tố “sống còn” của phát triển thị trường tiêu thụ trong tương lai…

K.Hằng

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang