• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giồng Trôm (Bến Tre): Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ trái dừa

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 20/09/2017
Ngày cập nhật: 22/9/2017

Hiện toàn huyện Giồng Trôm (Bến Tre) có 17.454ha đất trồng dừa, trong đó có 16.530ha cho trái, sản lượng 89,3 triệu trái/năm. Một số hộ dân đã chọn các chủng loại cây có múi trồng xen trong vườn dừa. Đối với vườn dừa không sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ organic, nông dân kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nước ngọt, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Huyện đang phối hợp với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) thực hiện thu mua dừa của 1.089 hộ dân ở 2 xã Hưng Lễ và Tân Lợi Thạnh, với diện tích 667ha. Đồng thời, huyện cũng đã triển khai chương trình dừa hữu cơ organic từ năm 2015 tại xã Hưng Lễ, với diện tích 493ha để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa dừa, nước dừa đóng lon tại Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Phong Nẫm. Hiện chương trình dừa hữu cơ đang mở rộng tại 2 xã Thạnh Phú Đông và Tân Lợi Thạnh, với khoảng 350ha. Đến cuối năm 2017, chương trình sẽ tiếp tục mở rộng thực hiện tại 5 xã: Sơn Phú, Thuận Điền, Phước Long, Hưng Phong và Lương Phú, với diện tích khoảng 1.200ha. Chương trình canh tác dừa hữu cơ với ý nghĩa gắn kết người sản xuất dừa với nơi tiêu thụ, mở rộng vùng dừa nguyên liệu và xây dựng chuỗi liên kết dừa hữu cơ.

Công ty Betrimex đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm dừa cho các tổ hợp tác ở 3 xã Châu Bình, Hưng Lễ và Lương Quới. Bên cạnh đó, huyện cũng đã phối hợp với Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, Công ty TNHH Vina Token TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Mê Kông thực hiện chương trình liên kết tiêu thụ sản phẩm dừa tại các xã: Phong Nẫm, Châu Bình, Bình Thành, Lương Hòa, Phong Mỹ, Châu Hòa và Thị trấn.

Bước đầu, các mô hình liên kết giữa người trồng dừa và công ty thu mua mang lại hiệu quả thiết thực. Tổ viên của các tổ liên kết trên địa bàn huyện được công ty cung ứng phân bón trả chậm với giá gốc, quản lý tốt dịch hại trên cây trồng, thâm canh tăng năng suất. Ký hợp đồng tiêu thụ ổn định với các công ty, nông dân có điều kiện tiếp cận thông tin, giá cả thị trường, tránh bị thương lái ép giá. Bên cạnh đó, nông dân có điều kiện tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây dừa, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Liên kết sản xuất - tiêu thụ được xem là chìa khóa để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Với mô hình này, người dân có thể yên tâm sản xuất, sản phẩm đầu ra được đảm bảo, bao tiêu với giá cao.

Kim Phụng - Diệu Hiền

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang