• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Sử dụng bao trái cây trồng, giảm hơn 50% chi phí

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 31/08/2017
Ngày cập nhật: 2/9/2017

Trồng trọt mà không phun thuốc liều lượng đậm đặc thì không thể thu hoạch có năng suất cao, mẫu mã đẹp. Ắt hẳn, tồn dư lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật trên mỗi sản phẩm. Dùng túi bao trái là một trong những cách làm tạo ra sản phẩm sạch.

Phun thuốc quá liều

Trồng trọt mà không phun thuốc thì không thể thu hoạch. Quá nhiều sâu bệnh, người trồng phải thường xuyên phun các loại thuốc trừ sâu, ruồi vàng đục trái… kết hợp thêm vài loại thuốc làm cho trái to đều, bóng đẹp. Với khổ qua, dưa leo, từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch, thì không thể tính được số lần phun xịt thuốc bởi phụ thuộc vào thời tiết. Đó là lời chia sẻ chân thật của ông Trần Văn Bình (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận).

Theo anh Nguyễn Văn Út (Suối Kiết – Tánh Linh), chu kỳ một đợt ra hoa kết trái cho đến khi thu hoạch của cây ăn trái, phải chịu ảnh hưởng nhiều loại sâu bệnh tấn công. Trước hết, nông dân phun thuốc chống rụng bông. Sâu đục, muỗi hành, bọ trĩ sẽ xuất hiện khi trái vừa mới đậu. Chưa kể, trời nắng khiến cho trái nám. Khi gặp mưa, trái bị nứt và dần dần thúi. Lúc trái lên gân trở già chuẩn bị thu hoạch cũng là thời gian ruồi vàng hoành hành. Với một lỗ đục nhỏ, bên ngoài trái còn nguyên vẹn nhưng thúi bên trong. Vì thế, người nông dân phải phun xịt thuốc thường xuyên; thậm chí phải phun ngừa trước nhằm bảo vệ mùa màng bội thu.

Một số nông dân khác thừa nhận: “Mặc dù chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh, xác định loại bệnh trên cây trồng, nhưng bà con mình có thói quen phun thuốc; với liều lượng đậm đặc khi thấy cây trồng có dấu hiệu của sâu bệnh. Ít có ai mà pha chế thuốc theo đúng liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất”.

Xài bao nhiều ưu thế

Anh Nguyễn Văn Cọp (thôn Suối Sâu, Suối Kiết – Tánh Linh), người có kinh nghiệm trồng xoài nhiều năm cho hay: “Chi phí tiền thuốc trừ sâu bệnh cho mỗi vụ khoảng 25 triệu đồng/ha xoài. Trước khi cây chuẩn bị ra lộc, ra hoa kịp thời phun thuốc diệt trừ sâu con, sâu trưởng thành và trứng mới đẻ. Cứ thế, nắm bắt từng loại sâu bệnh theo từng thời kỳ sinh trưởng hoa trái mà phun liên tiếp”.

Không như anh Cọp, anh Nguyễn Văn Út (người cùng thôn) hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, bằng kỹ thuật dùng túi bao trái ngay khi xoài đơm nụ khoảng 3 - 5 cm. Cứ 1 ha xoài Đài Loan, tổng chi phí túi bao và công lao động là 11 triệu đồng; trong đó tiền túi bao 9 triệu đồng (1.200 đồng/cái túi). Sau khi sử dụng vụ đầu, túi bao này có thể tái sử dụng lại vào vụ thứ 2. Theo tính toán, chi phí mỗi vụ cho việc dùng túi bao bảo vệ trái khoảng 6,5 - 7 triệu đồng/vụ, giảm 72% chi phí so với phun thuốc trừ sâu (25 triệu/vụ/ha).

Anh Út khẳng định: “Dùng túi bao trái giúp trái cây không bị côn trùng, sâu đục cuống, bọ xít, ruồi vàng đục trái, bệnh thán thư…, giảm quả rụng. Màu sắc vỏ trái cây đẹp bắt mắt, không có vết nám, không làm thay đổi chất lượng trái. Bao trái cũng giảm hẳn số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, góp phần giảm chi phí chăm sóc, kiểm soát 100% không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Thương lái thu mua được giá hơn so với vườn không dùng túi bao. Túi bao trái cây từ lâu đã được áp dụng ở các tỉnh khác. Ngoại trừ anh và ít hộ khác trong thôn Suối Sâu sử dụng kỹ thuật này, các nhà vườn khác trong thôn vẫn còn lạ với cách làm này”.

Tuy nhiên, chuyện ăn uống hàng ngày trở thành nỗi phân vân của nhiều người. Bởi người trồng để dành 2-3 luống rau, cây ăn trái để ăn, để làm quà biếu cho người thân, bạn bè. Còn diện tích lớn để bán cho người khác ăn. Một sự phân biệt rạch ròi giữa ăn và bán, người trồng lạm dụng các loại thuốc, miễn sao có năng suất, lợi nhuận từ sản phẩm cây trồng. Chính sự phân biệt này là cái vòng luẩn quẩn mà ai cũng phải ăn cái để bán của người trồng.

Trang Minh

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang