• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lo đầu ra cho cây có múi

Nguồn tin: Báo Tây Ninh, 28/08/2017
Ngày cập nhật: 29/8/2017

Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tăng khá nhanh, chủ yếu là cam sành, quýt đường, bưởi da xanh. Ðây là những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, một khi diện tích cây trồng này tự phát tăng nhanh sẽ dẫn đến tình trạng mất ổn định đầu ra.

Một hộ trồng cam sành ở huyện Tân Châu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến đến năm 2020, ngành nông nghiệp chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang cây có múi với diện tích 3.000 ha. Hiện Tân Biên và Tân Châu là hai địa phương trồng cây có múi nhiều nhất tỉnh. Dù cây có múi nằm trong định hướng phát triển của tỉnh nhưng đến nay chưa có sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ để bảo đảm đầu ra cho trái cây được ổn định và bền vững hơn.

Vài năm trước, ông Nguyễn Hồng Nam (ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu) chuyển từ cây mãng cầu sang trồng 1,4 ha cam sành, 2 ha quýt đường, 3 ha bưởi da xanh. Vừa rồi, ông thu hoạch được 20 tấn cam sành và gần 20 tấn quýt đường, bán với giá 20.000 đồng/kg, hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Theo ông Nam, nếu thị trường tiêu thụ được mở rộng và ổn định thì lợi nhuận của nông dân được bảo đảm hơn.

Ông Nguyễn Văn Tĩnh (ấp Thạnh Sơn, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên) cho biết, ông sắp thu hoạch 7 ha bưởi da xanh, dự kiến thu được 60 tấn. Số bưởi này cũng được bán cho thương lái. Hiện nay, bưởi da xanh chủ yếu được một bộ phận nhỏ người tiêu dùng trong nước chọn mua do giá khá đắt. Do đó, nếu nông dân ồ ạt trồng loại cây này sẽ dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, gây nguy cơ “khủng hoảng” đầu ra cho trái bưởi da xanh.

Theo ông Tĩnh, để thu hút các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cây có múi, người trồng phải nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc canh tác. Còn ngành chức năng phải thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung để tiện chăm sóc và liên kết sản xuất. Ông Tĩnh cũng kiến nghị ngành nông nghiệp lập phương án mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào loại cây trồng này để đẩy mạnh khâu liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Thanh Nhi

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang