• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cam Xã Đoài trên đất Bắc Cạn

Nguồn tin: Nhân dân, 26/08/2017
Ngày cập nhật: 28/8/2017

Cam Xã Đoài trồng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng ở địa phương.

Thử nghiệm thành công, đến nay diện tích trồng cam Xã Đoài đã phát triển lên hơn 200ha trên đất tỉnh Bắc Cạn. Cây cam Xã Đoài phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên giữ được chất lượng tốt, cho hiệu quả kinh tế cao ở Bắc Cạn, tỉnh định hướng mở rộng diện tích phát triển thành cây ăn quả hàng hóa chủ lực của địa phương.

Năm 2006, Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện trồng thử nghiệm 60 cây cam Xã Đoài trên đất đồi dốc tại thôn Nà Phung, xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn). Sau ba năm chăm sóc, cây cho quả, đến năm thứ bảy, sản lượng quả đạt từ 1,2 tạ đến 1,5 tạ quả/cây/vụ; bình quân đạt một tạ/cây/vụ và giữ được hương vị đặc trưng. Với giá bán từ 25 nghìn đồng đến 30 nghìn đồng/kg, mang lại nguồn thu khá cho nông dân.

Năm 2014, tỉnh Bắc Cạn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Xây dựng mô hình trồng cam Xã Đoài”. Dự án chọn 60 cây cam Xã Đoài ưu tú tại Bắc Cạn để khai thác mắt ghép phục vụ nhân giống, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân. Dự án đã sản xuất, thẩm định được 16 nghìn cây giống để trồng mới 30ha cam Xã Đoài chuẩn để làm mô hình điểm.

Chỉ sau ba năm, vườn cam bói quả, đến năm thứ tư, bình quân thu được từ 5 - 6kg quả/cây, quả có chất lượng tốt. Ông Nông Văn Giang ở xã Văn Minh, huyện Na Rì trồng vườn cam Xã Đoài, sau hơn hai năm cây đã cho thu hoạch quả, bình quân thu hơn 3kg quả/cây, bán bình quân 40 nghìn đồng/kg, thu nhập từ cam Xã Đoài mang lại cho ông Giang gấp bốn, năm lần so với trồng lúa, ngô trên địa bàn. Qua theo dõi, đánh giá, một ha cam Xã Đoài với mật độ trồng 400 cây ở độ tuổi thứ năm sẽ cho thu hoạch khoảng 8 tấn quả/vụ, lợi nhuận thu được sau trừ chi phí là 125 triệu đồng/ha.

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Khiêm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Cạn cho biết: Ngoài các ưu điểm về năng suất, chất lượng thơm, ngọt, nhiều nước, cam Xã Đoài chín sớm hơn các giống cam, quýt của địa phương, thời gian thu hoạch kéo dài từ cuối tháng chín đến tháng 12 hằng năm, vỏ quả cứng nên dễ bảo quản, bán được giá khá cao, bình quân 35 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường về loại cam này rất lớn nên thuận lợi cho phát triển trở thành cây trồng hàng hóa của địa phương.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Cạn Nguyễn Ngọc Cương chia sẻ: "Tỉnh chỉ đạo phát triển các cây có múi thông qua lựa chọn cây chất lượng, phù hợp với đất đai bản địa như cây cam Xã Đoài. Chúng tôi đang khẩn trương xây dựng đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh, trong đó định hướng cụ thể phát triển cây cam Xã Đoài".

Thấy cây cam Xã Đoài mang lại hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân ở các huyện Na Rì, Bạch Thông, Chợ Mới tự đầu tư trồng, đến nay lên đến 200 ha. Ngành nông nghiệp Bắc Cạn đang khuyến khích mở rộng diện tích trồng cam Xã Đoài tại các vùng đồi, nương bãi, đất một vụ kém hiệu quả tại các huyện Na Rì, Chợ Mới.

Thế Bình - Tuấn Sơn

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang