• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng mãng cầu vụ Tết ở Hồng Sơn

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 22/01/2017
Ngày cập nhật: 23/1/2017

Năm nào cũng vậy, cứ đến giữa tháng 8 âm lịch là anh Lê Công Điệp ở xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận lại bước vào chăm sóc cho vườn mãng cầu trái vụ của mình, đó là vụ mãng cầu bán tết đưa đến nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Tết này, sẽ có khoảng 3 tấn mãng cầu được anh đưa ra thị trường để phục vụ bà con.

Trồng mãng cầu trái vụ cho thu nhập cao trong dịp tết.

Anh Điệp cho biết, trước đây khu vực thôn 4, xã Hồng Sơn nơi mình đang ở bà con trồng khá nhiều mãng cầu. Tuy nhiên về sau, khi thanh long có giá, mọi người dần chuyển sang trồng loại cây mới này, diện tích mãng cầu thu hẹp dần và cho đến nay chỉ gia đình anh còn giữ lại với diện tích gần 5 sào với 450 cây mãng cầu. Sau một thời gian canh tác chính vụ, từ năm 2009 khi có nguồn nước từ Đại Ninh về, được tập huấn cũng như đi tham quan một số nhà vườn trồng trái vụ nên anh chuyển sang lấy đây làm vụ canh tác chính.

Để làm vụ này đòi hỏi phải biết chu kỳ phát triển của cây, từ đó canh tác cho đúng. Hàng năm vào tháng 8 âm lịch, sau khi thu chính vụ với số lượng hạn chế và nghỉ ngơi một thời gian là anh Điệp tiến hành bón phân cho cây có sức, tiếp đến là công đoạn tuốt lá cũng như xịt thuốc hỗ trợ rụng lá. Sau 2 tháng mãng cầu sẽ cho ra trái và tiến hành chọn trái. Những trái tròn đều sẽ giữ lại và trái lép, méo sẽ bị cắt bỏ để tập trung nuôi trái đẹp. Cũng có khi trái mãng cầu khỏe sẽ hút bớt dưỡng chất làm cho trái khác bị méo đi, do đó quá trình chọn trái sẽ diễn ra thường xuyên, mỗi cây chỉ giữ lại khoảng 40 trái, tương đương 7kg. Sau 4 tháng, mãng cầu trái vụ sẽ cho thu hoạch, thời gian thu hoạch từ 10 ngày đến nửa tháng sẽ xong.

Anh Lê Công Điệp chăm sóc mãng cầu vụ Tết của mình.

Ước tính năm nay, với 450 cây sẽ cho thu khoảng 3 tấn, giá bình quân 70 ngàn đồng mỗi ký sẽ cho anh thu về trên 200 triệu đồng. Anh Điệp cũng cho biết, mãng cầu ít chịu thuốc nên có sử dụng nhiều cũng không có tác dụng nên trước khi bán cả tháng là anh đã ngưng xịt thuốc. Anh chia sẻ: “mình làm có hiệu quả kinh tế nên phải làm cho đẹp, bà con mua về trước cúng sau ăn nên làm vừa đẹp trái, vừa an toàn thì trong tâm mình cũng cảm thấy thoải mái hơn”. Mãng cầu tết sẽ được những người trong gia đình anh đưa đi tiêu thụ ở chợ quanh vùng như Hồng Sơn, Hàm Đức, Ma Lâm, Phú Long, Lương Sơn; xa hơn là Phan Thiết, Chợ Lầu. Do đã quen nên mãng cầu anh làm được bà con ưa chuộng, tiêu thụ khá nhanh.

Theo ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, vùng đất thôn 4 trước đây nổi tiếng là vùng chuyên canh mãng cầu, trong đó có trên 10 ha trồng trái vụ. Tuy nhiên sau đó bà con phá bỏ trồng thanh long bởi loại cây này cho thu lợi cao hơn. Thời gian gần đây khi cây thanh long bị sâu bệnh nhiều, giá cả bấp bênh, thì cây mãng cầu trái vụ lại cho thấy hiệu quả bền vững. Mô hình của anh Lê Công Điệp đã chứng tỏ điều đó. Hiện tại một số hộ cũng tận dụng những thửa đất dư của mình để trồng mãng cầu, tuy nhiên số lượng chưa nhiều.

Sau khi thu hoạch trái vụ, để vườn nghỉ một thời gian, anh Điệp sẽ tiếp tục chuẩn bị để khai thác chính vụ. Tuy nhiên sẽ khống chế để sản lượng ít hơn, chỉ khoảng 1,5 tấn nhằm dưỡng sức cho vụ tết. Vụ này cũng cho anh khoản thu khoảng 30 triệu đồng.

Với hiệu quả của loại cây này mang lại, sắp tới đây anh Điệp dự tính sẽ tiếp tục đầu tư thêm đất để trồng thêm mãng cầu khai thác trái vụ, song song với việc chăm sóc, khai thác gần 1000 trụ thanh long, chăn nuôi bò giống, bò thịt... sẽ cho gia đình anh có nguồn thu ổn định, bền vững.

Thành Chương

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang