• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Kỹ sư” hai lúa

Nguồn tin:  Báo An Giang, 06/02/2016
Ngày cập nhật: 12/2/2016

Họ là những nông dân chất phác, có người học chưa hết cấp II, nhưng bằng sự cần cù, bộ óc sáng tạo đã tự mày mò, nghiên cứu, thiết kế những sản phẩm, nông cụ hữu ích, phục vụ đời sống và xuất khẩu. Chúng tôi gọi họ là những “kỹ sư hai lúa chân đất”, sáng chế đáp ứng nhu cầu bức thiết theo “đơn đặt hàng của cuộc sống”.

Bẹ chuối làm chiếu xuất ngoại

Ông Nguyễn Phước Quang (ngụ ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) đã nghiên cứu làm chiếu từ bẹ chuối hột, biến thứ bỏ đi thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo duy chỉ có ở An Giang để bán trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ.

Là nông dân lớp 7 trường làng, nay ông Quang đã thành chủ một cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Từ những ngày đầu vất vả tìm đầu ra, ông hiện có 5 khung với 10 thợ dệt nhưng sản phẩm vẫn không đủ xuất khẩu. Bình quân 1 tháng, cơ sở ông Quang dệt 2-3 tấn nguyện liệu thành phẩm 650-1.000 chiếc chiếu làm từ bẹ chuối hột bán trong nước và xuất khẩu. Chiếu dệt nhiều kích thước khác nhau, khổ 1,6x2m giá 160.000 đồng/chiếc bán nội địa; xuất sang Campuchia, Lào giá 180.000 đồng/chiếc. “Cận Tết dù tăng công suất vẫn không đủ hàng cung ứng thị trường. Giỏ xách từ bẹ chuối cũng được khách du lịch ưa chuộng”-ông Quang bật mí.

Ông Quang sản xuất chiếu hoa từ bẹ chuối hột

Ông Quang cho biết: “Hồi xưa, mẹ tôi hay cắt cây chuối hột xẻ dây bó lúa, nứt bánh tét rất dai và êm. Có khi lấy bẹ chuối hột lót làm chiếu nằm để trị đau lưng, gợi cho tôi có ý tưởng tận dụng bẹ chuối làm chiếu”. Thế là từ năm 2010, ông dành cả năm nghiên cứu mới thành công, dự hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh đoạt giải ba. Ban đầu, ông Quang dệt thủ công chiếu không bóng, đẹp, nhưng từ khi thấy chiếc máy dệt tre, trúc làm màn sáo thì ông nảy ra ý tưởng mày mò cải tiến thành máy dệt chiếu bẹ chuối. Ngoài chiếu bẹ chuối hột, ông Quang còn dùng sợi dây chuối để thắt nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, như: Giỏ xách, bình hoa... với nhiều mẫu mã đẹp, lạ, được bao tiêu bán ở thị trường Châu Âu. Từ năm 2013, ông Quang đầu tư vùng trồng chuối ở Kiên Lương (Kiên Giang) và bao tiêu sản phẩm, nhờ đó có vùng nguyên liệu sản xuất ổn định 1-1,5 tấn/tháng.

“Hai lúa” được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen

Nông dân Nguyễn Văn Dũng (ấp Bình Phú, xã Bình Thủy, Châu Phú) không chỉ được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, mà còn được báo cáo điển hình tại Đại hội Thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần IV, do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

Ông Dũng sáng chế máy móc phục vụ nông nghiệp

Ông Dũng mới học đến lớp 9, nhưng được gọi là “nhà sáng chế nông dân”, vì sáng chế cả chục máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, được ứng dụng rộng rãi trong, ngoài tỉnh và đoạt nhiều giải tại hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, gồm: Thiết bị đánh rãnh thoát nước, máy sạ mè, máy phun thuốc bảo vệ thực vật cải tiến, máy rải phân và máy cắt cây đậu bắp... Đầu tiên, ông sáng chế xe phun thuốc cải tiến, trong một ngày có thể xịt được 30 bình. Ông còn sáng chế thành công máy đánh rãnh để dẫn và thoát nước, công suất 15 mã lực từ 1 máy xới tay hai bánh của gia đình, sản phẩm đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh. Mới đây, ông sáng tạo thêm máy rải phân, sạ mè và xe cắt cây đậu bắp. Với máy sạ phân có thể áp dụng trong sản xuất lúa với diện tích lớn. Xe cắt cây đậu bắp cũng thuộc loại máy cơ khí tự động hóa, dùng cắt cây đậu bắp đã lão hóa để chuẩn bị xuống giống trong mùa vụ mới. Nếu như trước đây, một ngày phải có 10 lao động mới chặt được 1 héc-ta cây đậu bắp và tốn chi phí 2 triệu đồng thì với máy cắt này, chỉ cần 1 lao động điều khiển thì có thể cắt 2 héc-ta/ngày và chi phí giảm chỉ còn 1 triệu đồng/héc-ta. Ông Dũng còn sáng chế máy tưới di động cho cây màu 3 trong 1 (nước, phân, thuốc) và máy bắt rầy xanh trên cây đậu bắp.

Đặng Văn Thắng “đổi đời” nhờ sáng chế

Từ một nông dân chưa học tới lớp 9 trường làng, đi suốt lúa và xới đất mướn, hiện tại anh đã là chủ một cơ sở cơ khí chuyên sản xuất máy ép gạch công suất 15.000-20.000 viên/giờ, tạo việc làm cho 22 thợ cơ khí. Anh Thắng cho biết: “Hai năm nay, cơ sở hoạt động khá nhộn nhịp. Tôi còn hợp tác với 12 xưởng nhỏ làm những linh kiện dây chuyền đem về ráp”. Đến nay, cơ sở của anh đã cung cấp thị trường hơn 40 máy ép gạch, giá bán trong tỉnh 750 triệu đồng/máy, bán qua Campuchia 40.000 USD/máy.

Anh Thắng (áo trắng) hướng dẫn thợ làm máy ép gạch

Từ nhỏ, anh Thắng phải nghỉ học theo cha đi làm thuê ở cánh đồng xa. Vốn đam mê cơ khí, anh luôn trăn trở với sự vất vả của người nông dân mỗi khi mùa vụ đến. Vậy là từ năm 2000, anh Thắng bắt đầu thực hiện ý tưởng cải tiến máy xới phục vụ sản xuất nông nghiệp, trình làng từ năm 2004, công suất xới từ 4-5 héc-ta/ngày, tăng gấp 2 lần chiếc máy xới tay đi bộ điều khiển trước đây. Cải tiến này đã đoạt giải ba tại hội thi kỹ thuật sáng tạo tỉnh năm 2005, được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Bằng khen, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang và Cục Sở hữu trí tuệ công nhận quyền sáng chế.

Không dừng lại ở đó, năm 2009, “nhà sáng tạo chân đất” này cho ra lò một ý tưởng mới: Cải tiến máy ép gạch thế hệ mới, cắt gạch tự động 4 viên/lượt, tăng công suất máy ép gạch gấp 8 lần so máy thủ công kiểu cũ, hạn chế tai nạn lao động. Hai Thắng được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) thưởng 50 triệu đồng về sáng kiến cải tiến kỹ thuật để mua máy móc sản xuất máy xới cải tiến phục vụ bà con nông dân.

HẠNH CHÂU

Các tin mới:

12/2/2016
12/2/2016
12/2/2016
12/2/2016
12/2/2016
12/2/2016
12/2/2016
12/2/2016
12/2/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang