• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông nghiệp cứ manh mún, nhỏ lẻ… là thua

Nguồn tin:  Đại đoàn kết, 05/02/2016
Ngày cập nhật: 8/2/2016

Việt Nam có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp với hàng loạt các mặt hàng nông sản đứng trong top xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, thủy hải sản… Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, manh mún. Giới chuyên gia nhận định, nếu ngành nông nghiệp không nâng cấp năng lực sản xuất, không tập trung xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp chất lượng cao thì sẽ rất khó trụ vững.

Trồng hoa công nghệ cao tại Đà Lạt.

Không thể phủ nhận những thành quả mà nền kinh tế nông nghiệp đã và đang mang lại cho nước nhà. Với thành tích xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đứng trong top đầu thế giới, đạt kim ngạch nhiều tỷ USD mỗi năm, nông nghiệp vẫn luôn được coi là “trụ đỡ” của toàn ngành kinh tế.

Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại nhiều điểm yếu. Một trong số đó phải kể đến tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến cho ngành nông nghiệp khó có thể bứt phá, đời sống người nông dân bấp bênh, thu nhập thiếu ổn định.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cũng thẳng thắn chỉ rõ: Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến cho nền kinh tế nông nghiệp của nước ta phát triển thiếu bền vững, tính cạnh tranh của sản phẩm với khu vực và thế giới còn thấp. Người nông dân tuy không còn đói ăn, nhưng chưa thể giàu. “Đây là thách thức lớn đối với nước ta, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng” – Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định.

Theo giới chuyên gia ngành nông nghiệp, với 70% dân số làm nông nghiệp, nhưng có một thực tế cần phải thừa nhận đó là, 70% dân số đó vẫn chủ yếu là người nghèo. Nghèo vì họ chưa thể làm giàu bằng các sản phẩm do chính tay họ sản xuất.

Đơn cử như hạt gạo, con tôm, con cá… do người nông dân nuôi trồng được song, giá thành lại không do họ quyết định. Nhiều khi, chỉ một trận thiên tai, địch họa là nông dân rơi vào cảnh trắng tay. Hay, nếu có được mùa như mùa dưa hấu, mùa vải, mùa thanh long… song do không thể tự định giá nên người nông dân vẫn luôn chịu cảnh thua lỗ.

Ông Trần Công Thắng, Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam thẳng thắn nêu quan điểm: Hạn chế lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay chính là ở chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế nông nghiệp chưa hấp thụ được vốn và công nghệ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các thị trường lớn. Cũng bởi sản xuất manh mún, nên người nông dân chưa có được lợi ích tương xứng với công sức bỏ ra, các hình thức cánh đồng mẫu lớn hay hợp tác xã kiểu mới chưa thực sự toàn diện...

Còn theo TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cách thức sản xuất của nông nghiệp Việt Nam hiện nay có những điểm hạn chế cần phải thẳng thắn nhìn nhận. Hạn chế không chỉ ở việc tăng trưởng nông nghiệp của chúng ta đang chững lại mà cách làm của nông nghiệp hiện nay chưa đảm bảo được 3 yêu cầu: Một là lợi thế nhờ quy mô qua đó có thể hấp thụ được vốn và công nghệ, thứ hai là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, đòi hỏi mới của nông nghiệp nói chung và các thị trường nông nghiệp Việt Nam cam kết. Thứ ba là mặc dù đóng góp rất lớn vào xóa đói giảm nghèo nhưng cơ bản người nông dân vẫn thiệt thòi nhất trong quá trình cải cách và phát triển. Lợi ích của người nông dân bị thu lại chưa tương xứng với cách thức làm ăn của người nông dân.

Trong khi đó nền nông nghiệp mới phải đáp ứng được các yếu tố sau: Đầu tiên là lợi thế quy mô để hấp thụ công nghệ, thứ hai là phải gắn kết được tất cả các bên liên quan vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của nông nghiệp, từ giống đến thị trường trong nước và nước ngoài… Thế nhưng với năng lực sản xuất hiện nay của chúng ta, tất cả các yếu tố đó đều chưa được đảm bảo. Và như vậy, những điểm yếu đó sẽ là rào cản khiến cho nền nông nghiệp của nước ta khó có thể bứt phá.

Trước những rào cản, thách thức mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt, giới chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng: Ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phải tập trung phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng bền vững, tính cạnh tranh cao… Đó là những yêu cầu đặt ra để ngành nông nghiệp nước nhà có thể bứt phá, nếu không muốn thua ngay trên sân nhà khi các cường quốc mạnh về nông nghiệp đang có những cơ hội lớn sẵn sàng lấn át chúng ta khi cánh cửa hội nhập kinh tế đã mở rất rộng.

Minh Phương

Các tin mới:

8/2/2016
8/2/2016
8/2/2016
8/2/2016
8/2/2016
8/2/2016
8/2/2016
8/2/2016
8/2/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang