• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi đại gia súc vẫn chỉ là tiềm năng

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 18/08/2016
Ngày cập nhật: 22/8/2016

Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và có những điều kiện đặc thù về khí hậu, thổ nhưỡng; lại gần kề các trung tâm kinh tế lớn như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh nên Bình Phước có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, do những điều kiện chủ quan và khách quan nên hiện ngành chăn nuôi tỉnh vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của mình.

Những thuận lợi cơ bản

Điều kiện tự nhiên, khí hậu ở Bình Phước rất thích hợp cho ngành chăn nuôi phát triển, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Do phần lớn diện tích đất của tỉnh trồng cây lâu năm như điều, cao su nên có thể chăn nuôi dưới tán cây, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi để tăng giá trị sử dụng trên một đơn vị diện tích. Bình Phước lại giáp Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh - là những khu vực tập trung nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, tuy nhiên ở những khu vực này đang diễn ra mạnh mẽ quá trình đô thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp nên các trang trại chăn nuôi bắt buộc phải di dời và điểm hướng đến là tỉnh Bình Phước. Bên cạnh đó, đây cũng là các thị trường lớn để tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi. Việc chăn nuôi heo, gà công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển đúng hướng, chủ yếu là chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp, bán công nghiệp. Một số trại chăn nuôi (đặc biệt là trại sản xuất giống) đã mạnh dạn đầu tư công nghệ cao, chăn nuôi theo mô hình chuồng lạnh khép kín vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh vừa bảo đảm vệ sinh môi trường.

Trang trại nuôi bò của người dân xã Lộc Thành (Lộc Ninh) - Ảnh: S.H

Mấy năm gần đây, Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành, sửa đổi chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi như: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 7-1-2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Điều này đã tạo thuận lợi trong việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

Từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa

Khi mới tái lập tỉnh, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu nhỏ lẻ, chăn nuôi tập trung chưa phát triển, dẫn đến dịch bệnh phức tạp, gây tâm lý hoang mang, lo lắng nên người chăn nuôi không dám mở rộng sản xuất. Theo thống kê năm 1997, tổng đàn gia súc toàn tỉnh chỉ có 145.061 con và gia cầm 911.940 con.

Từ khi tỉnh thực hiện sản xuất chăn nuôi theo quy hoạch và Chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, ngành chăn nuôi tỉnh đã chuyển mạnh từ chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, đặc biệt đàn heo, gà phát triển mạnh trong các năm qua với hơn 234 cơ sở chăn nuôi theo quy mô trang trại. Các trang trại chăn nuôi phát triển sản xuất theo hướng tập trung, bền vững, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, tăng giá trị gia tăng và giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Đến tháng 4-2016, tổng đàn gia súc toàn tỉnh là 352.572 con (tăng 143,05% so với năm 1997) với tổng đàn heo 314.138 con (chăn nuôi theo quy mô trang trại là 307.300 con/187 trang trại, chiếm 97,8% tổng đàn) và trâu, bò là 38.434 con (chăn nuôi theo quy mô trang trại chỉ có 285 con/3 trang trại). Tổng đàn gia cầm 5.215.600 con (tăng 471,9% so với năm 1997); trong đó chăn nuôi trang trại 3.214.000 con/47 trang trại, chiếm 73,38% tổng đàn.

Đẩy mạnh công tác thú y

Những năm đầu tái lập tỉnh, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Thú y chủ động tham mưu thực hiện các biện pháp phòng bệnh như tiêm phòng vắc-xin định kỳ 2 lần/năm để phòng bệnh trên đàn gia súc với tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80%; định kỳ tiêu độc, sát trùng môi trường chăn nuôi 2 lần/năm. Bên cạnh việc phòng bệnh, sở đã chủ động xây dựng các phương án chống dịch. Khi dịch xảy ra, sở chỉ đạo Chi cục Thú y nhanh chóng phối hợp với các cấp, ngành thực hiện đồng bộ các biện pháp chống dịch hiệu quả. Cụ thể, dịch cúm gia cầm năm 2004 và dịch heo tai xanh năm 2010 xảy ra trên quy mô cả nước, nhưng tại tỉnh Bình Phước dịch đã được khống chế nhanh, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi. Ngoài ra, chi cục phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước, Báo Bình Phước và các ban, ngành, đoàn thể để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh trên động vật.

Công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đảm bảo kiểm dịch tận gốc. Các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông như Chơn Thành, Tân Lập và Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập khẩu vào tỉnh. Ngành cũng đã chỉ đạo xây dựng thành công hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch. Từ hàng trăm điểm giết mổ nhỏ lẻ, đến nay đã tập trung giết mổ tại 31 cơ sở trong toàn tỉnh (trong đó có 13 cơ sở sử dụng dây chuyền giết mổ treo, chiếm 41,9%), kiểm soát trên 95% thịt gia súc, gia cầm giết mổ, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý vật tư đầu vào cho chăn nuôi như con giống, thức ăn, vật tư thuốc thú y được quan tâm. Thời gian qua, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở nhiều tỉnh, thành rất phức tạp, nhưng trên địa bàn tỉnh không phát hiện trường hợp nào vi phạm. Việc không để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã tạo sự yên tâm cho người chăn nuôi; đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn.

Chăn nuôi đại gia súc vẫn chỉ là tiềm năng

Dù có những thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc nhưng đàn trâu, bò từ 82.995 con vào năm 2010 đã giảm mạnh, chỉ còn 40.063 con vào năm 2014 và hiện nay là 38.434 con.

Nguyên nhân của việc giảm mạnh đàn trâu, bò là do phần lớn người dân chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ theo kiểu truyền thống, chủ yếu tận dụng bãi chăn thả tự nhiên và nguồn thức ăn sẵn có tại mỗi gia đình. Bên cạnh đó, diện tích đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp, trong khi người dân chưa chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng thâm canh và chất lượng. Những năm gần đây, người dân có xu hướng sử dụng quỹ đất để đưa vào sản xuất một số loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, vì thế chăn nuôi trâu, bò giảm mạnh trong các năm qua.

Để thực hiện phát triển chăn nuôi đại gia súc đến năm 2020 theo Đề án phát triển chăn nuôi đã được UBND tỉnh phê duyệt, ngành nông nghiệp cần tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi, tăng tỷ lệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo, nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn trâu, bò; thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư để kêu gọi và triển khai thực hiện các dự án đầu tư chăn nuôi đại gia súc theo hướng công nghiệp hóa, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Ở góc độ quản lý nhà nước, những năm qua nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển chăn nuôi đại gia súc rất ít, chủ yếu hỗ trợ các chương trình, dự án cải tạo đàn bò nhằm nâng cao tầm vóc, chất lượng; hỗ trợ trâu, bò giống của hội nông dân, hội chữ thập đỏ, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư, các huyện, thị xã... cho hộ nghèo, các xã nông thôn mới. Việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, áp dụng công nghệ mới, sản phẩm đạt chất lượng cao, đặc biệt là ở khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số và người dân lao động thuần nông. Mặt khác, các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò rất hạn chế. Đến nay, UBND tỉnh mới chỉ thuận chủ trương chăn nuôi đại gia súc theo hướng công nghiệp cho Công ty cổ phần sản xuất xây dựng thương mại và nông nghiệp Hải Vương và Công ty TNHH MTV cao su Phước Long (chủ đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa và đại gia súc tại Khu du lịch sinh thái Bù Gia Mập). - Ông Trần Văn Lộc, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thảo Linh

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
26/12/2016
25/12/2016
25/12/2016
24/12/2016
24/12/2016
23/12/2016

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang