• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông sản xuất khẩu: Thiếu đầu tư, khó trụ vững

Nguồn tin:  Đại Đoàn Kết, 21/11/2015
Ngày cập nhật: 23/11/2015

Tăng trưởng xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam từ đầu năm đến nay liên tục sụt giảm. Với một đất nước nền kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo, đây thực sự là mối quan ngại lớn. Một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu thô mà không đầu tư vào công nghệ chế biến sâu.

Thiếu công nghệ chế biến, nông sản việt chịu nhiều thiệt thòi.

Công nghệ lạc hậu

10 tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm hàng này giảm đáng kể cả về sản lượng và giá trị. Cụ thể giá trị xuất khẩu tháng 10 ước đạt 2,55 tỷ USD, giảm 190 triệu USD (giảm 6,94%) so với cùng kỳ 2014. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt khoảng 11,51 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2014. Nông lâm thủy sản ước đạt gần 24,61 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, nhìn vào bức tranh chung xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng này đã liên tục sụt giảm. Và sau 7 năm liên tiếp tăng trưởng đều, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản đã và đang lao dốc suốt từ đầu năm 2015 trở lại đây.

Đối với một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp làm “trụ đỡ”, việc sụt giảm liên tục đang đặt ra những câu hỏi lớn.

Nhận định về vấn đề này, bà Lê Thị Bích Thu - Cục chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, mặc dù Việt Nam có khá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng trong top các quốc gia xuất khẩu mạnh của thế giới, song việc xuất khẩu chủ yếu dựa vào sản xuất thô khiến giá trị xuất khẩu không cao, đó là một trong những điểm yếu cần phải khắc phục.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia trong ngành, do chủ yếu xuất khẩu thô, nên ngành nông sản của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới. Hiện nay, có đến hơn 80% hàng nông sản Việt Nam được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Thực tế này đang làm giảm sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị trường, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

“Khi mà các bạn vẫn sử dụng công nghệ chế biến lạc hậu, thiếu hàm lượng công nghệ cao thì các sản phẩm nông sản của các bạn sẽ không thể nâng cao được sức cạnh tranh” - TS Julian Lawson Hill, Công ty tư vấn quốc tế Graffe Consulting nêu quan điểm.

Không chạy theo xuất khẩu thô

Nhiều chuyên gia lĩnh vực nông nghiệp cũng cho rằng, khi Việt Nam chưa có ngành công nghiệp chế biến đủ mạnh để có thể nâng cao giá trị sản phẩm thì các loại nông sản của Việt Nam sẽ vẫn chỉ được thị trường thế giới biết đến ở dạng thô, đơn giản, còn nếu đã có thương hiệu, đóng gói, qua chế biến sâu, thì “thân phận” hàng nông sản của chúng ta lại được biết đến qua thương hiệu quốc gia khác. Đó thực sự là thiệt thòi lớn cho ngành hàng nông sản của Việt Nam.

Một ví dụ rất cụ thể, như sản phẩm nhân hạt điều, lâu nay xuất khẩu một lượng rất lớn song, chủ yếu xuất khẩu thô. Mà theo Hiệp hội Điều Việt Nam, đối với sản phẩm nhân hạt điều, nếu chúng ta đầu tư công nghệ chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm nhân hạt điều… thì chắc chắn giá trị xuất khẩu sẽ cao hơn.

Tương tự, một số mặt hàng nông sản khác như nhãn, vải, tỏi… nếu chúng ta áp dụng công nghệ chế biến sâu, sẽ nhận được những giá trị cao gấp nhiều lần so với xuất khẩu thô như hiện nay.

Tuy nhiên, nhìn vào cục diện hiện nay, muốn có được những sản phẩm nông sản xuất khẩu qua chế biến có giá trị kinh tế cao không phải là điều đơn giản.

Theo số liệu thống kê của Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối cho thấy: Cả nước có khoảng 600 cơ sở chế biến gạo quy mô công nghiệp; 260 cơ sở chế biến chè; 276 cơ sở và nhà máy chế biến cà phê; 465 nhà máy chế biến hạt điều; 18 nhà máy chế biến hồ tiêu... song tất cả chủ yếu là sơ chế đơn giản. Chỉ có một số rất ít (chủ yếu là DN có yếu tố đầu tư nước ngoài) sử dụng dây chuyền chế biến sâu. Thực tế này đang “bó chân” các DN xuất khẩu ngành nông sản.

Giới chuyên gia cho rằng, lối thoát cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chính là cần phải tập trung đầu tư, hiện đại hóa máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, đầu tư vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để có thể đưa đến được những sản phẩm “giàu chất xám” thay vì chỉ chạy theo xuất thô như hiện nay. “Vừa lãng phí, vừa không mang lại giá trị kinh tế cao” - TS Julian Lawson Hill nhận định.

Nhật Minh

Các tin mới:

23/11/2015
23/11/2015
23/11/2015
23/11/2015
23/11/2015
23/11/2015
23/11/2015
23/11/2015
23/11/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang