• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thu nhập cao từ trồng dứa trái vụ

Nguồn tin: Báo Lào Cai, 31/08/2015
Ngày cập nhật: 1/9/2015

Từ gốc dứa trồng muộn vẫn cho thu hoạch với những quả thơm ngon, gia đình anh Phạm Đăng Luân, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai) đã quyết định mở rộng diện tích dứa trái vụ. Không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất, dứa trái vụ còn giúp gia đình anh có thêm thu nhập nhờ đầu ra thuận lợi.

Vợ chồng anh Phạm Đăng Luân thu hoạch dứa trái vụ.

Giờ đang là thời điểm nông dân vùng trồng dứa Bản Lầu xuống giống cho vụ dứa mới, người dân nơi đây chỉ trồng một vụ trong năm, thường bắt đầu từ cuối tháng 7 và thu hoạch rộ vào tháng 3. Thế nhưng, khác với các thửa nương khác, gia đình anh Phạm Đăng Luân đang tất bật thu hái hơn 2 vạn gốc dứa chín rộ. Đây đã là vụ thứ ba, gia đình anh trồng dứa trái vụ, những ngày này, thương lái vào đặt mua tận chân đồi với giá 5.500 đồng/kg, nhưng không đủ cung cấp. Hiện, có một thương lái đã đặt mua đều đặn mỗi ngày 500kg dứa. Anh Luân cho biết: Trừ chi phí, nếu thu hết đồi dứa này, cũng mang lại cho gia đình không dưới 30 triệu đồng. Đồi dứa cũng giúp anh không còn cảnh chạy đôn chạy đáo khắp nơi làm thuê trong những ngày nông nhàn như trước đây.

Cách đây 10 năm, khi phong trào trồng dứa bắt đầu manh nha từ các thôn Na Lốc, Cốc Phương cũng là lúc anh Luân tìm cách đưa loại cây này về trồng thay thế đồi cây tạp. Thời gian đầu, do anh chưa nắm được kỹ thuật, nên cây dứa chậm lớn, quả dứa nhỏ, mẫu mã xấu. Đến khi làm chủ được kỹ thuật, thì vấn đề khác lại nảy sinh đó là đầu ra cho sản phẩm. Vào mùa thu hoạch, vùng dứa Bản Lầu từ Na Lốc, Cốc Phương đến Pạc Bo, Na Mạ đâu đâu cũng tràn ngập dứa. Nông dân chưa kịp vui mừng vì dứa được mùa thì lại phải gánh bao nỗi lo lắng khi bị tư thương ép giá. Gia đình anh Luân cũng không phải ngoại lệ, những khoản đầu tư không nhỏ từ tiền mua phân bón, thuốc trừ sâu đến thuê nhân công chăm sóc, thu hoạch cho gần 6 vạn gốc dứa sẽ trở thành khoản nợ lớn nếu dứa khó tiêu thụ hoặc rớt giá. “Người trồng dứa Bản Lầu sợ nhất mùa dứa ủng - đó là khi thương lái thu mua không xuể, nhiều nhà rơi vào cảnh nợ nần” - anh Luân nói. Để tiết kiệm chi phí, gia đình anh giảm bớt thuê nhân công, công việc trên đồi dứa đặt hết lên vai hai vợ chồng. Cũng vì thế, nhiều vụ dứa, gia đình anh không theo kịp thời vụ. Do lệch ngày trồng, nên thời điểm thu hoạch dứa rộ, đồi dứa nhà anh vẫn còn xanh. Nhìn thương lái tấp nập đánh xe vào thu mua, anh chỉ lo đến khi nhà mình thu hoạch thì chẳng còn ai đặt hàng, nhưng nỗi lo ấy hóa ra lại bằng thừa khi nhiều thương lái đặt cọc tiền trước mua cả đồi dứa, thậm chí có thương lái còn đề nghị mua với giá cao hơn để đề phòng anh bán cho người khác. Chỉ lệch ngày thu hoạch nửa tháng mà việc tiêu thụ đã dễ hơn hẳn, nên cách đây hai năm, anh Luân nảy ra ý định chẳng giống ai khi trồng thử 2 vạn gốc dứa trái vụ.

Anh Luân kể, lúc ấy cũng nhiều người bàn tán, bởi mình làm việc chẳng giống ai, nhưng mình chỉ nghĩ đơn giản là làm thử cho biết thôi, thất bại cũng chẳng sao, vì đằng nào đất đai cũng bỏ không, cây giống tận dụng được từ đồi dứa đã thu hoạch, nên không phải lo đầu tư nhiều. Thời tiết thuận lợi, cây dứa phát triển tốt, đến ngày thu hoạch, anh Luân mang bán đổ khắp nơi, các thương lái vào tận đồi nhìn mới tin là dứa trái vụ do chính gia đình anh trồng. Mặc dù chất lượng quả dứa không đồng đều như dứa chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao hơn hẳn, lại không phải lo đầu ra, bởi chẳng ai có dứa bán lúc này.

Tuy nhiên, trồng trái vụ cũng nhiều rủi ro bởi thời tiết nắng nóng dễ làm quả dứa bị cháy, cuống dứa mềm hơn dễ bị gẫy đổ, thêm vào đó lại xuất hiện nhiều sâu bệnh… Cũng vì thế, gia đình anh Luân chỉ duy trì 2 vạn gốc, chứ chưa dám mở rộng. Đến nay, vẫn chưa có những đánh giá cụ thể về hiệu quả của mô hình trồng dứa trái vụ. Tuy nhiên, thành công bước đầu của gia đình anh Phạm Đăng Luân đã và đang mở ra triển vọng mới cho cây dứa Bản Lầu, góp phần giải bài toán nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

MẠNH DŨNG

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang