• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Châu (Hưng Yên): Mất mùa cam

Nguồn tin: Báo Hưng Yên, 27/11/2015
Ngày cập nhật: 30/11/2015

Hiện nay, xã Quảng Châu có diện tích trồng cam lớn nhất thành phố Hưng Yên. Vào thời điểm này, mùa thu hoạch cam đang chính vụ, tuy nhiên do thời tiết bất thường làm năng suất cam giảm mạnh, các hộ trồng cam thất thu.

Đến mùa thu hoạch nhưng vườn cam của người dân xã Quảng Châu chỉ có lác đác quả

Nhờ trồng cam, đời sống của người dân khấm khá, nhiều hộ trở thành triệu phú, tỷ phú. Nhưng vụ cam năm nay, nhiều hộ trồng cam của xã đã phải nếm “trái đắng” khi toàn bộ diện tích cam chỉ đạt năng suất bằng ½ mọi năm. Tại vườn cam của gia đình ông Nguyễn Văn Bình (thôn 1), khác hẳn cái không khí nhộn nhịp của mùa thu hoạch, vườn cam của gia đình ông có vẻ “đìu hiu”. Ông Bình cho biết: “Mọi năm, vào thời điểm này, vườn cam nhà tôi nườm nượp khách vào mua hàng nhưng năm nay cam mất mùa, cả vườn chỉ ước vài tấn, số lượng cam giảm 40% so với năm ngoái nên không đáp ứng được nhu cầu thị trường”.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam, ông Nguyễn Văn Tấn lắc đầu buồn bã, bởi vườn cam rộng 2 mẫu của gia đình ông, chỉ đạt sản lượng quả bằng 50% sản lượng quả của năm ngoái. Mặc dù giá bán cam tăng từ 3.000 - 5.000/kg nhưng năng suất giảm quá nhiều nên nguồn thu của gia đình ông từ cây cam cũng giảm một nửa.

Nếu như mọi năm, vào thời điểm này, vào các vườn cam tại Quảng Châu, cây nào cây ấy xum xuê quả, nhưng năm nay, cây nào cũng lác đác quả.

Theo những người trồng cam nơi đây, thời điểm cây cam ra hoa lại đúng vào dịp trời mưa nhiều, nên hoa không đậu quả. Còn những cây ra hoa muộn, khi quả to bằng chén uống nước, gặp thời tiết bất thường, nắng gắt cộng với mưa rào, khiến cây cam rụng trái.

Mặc dù, người trồng cam Quảng Châu đã sử dụng nhiều biện pháp như: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để chống rụng trái, đánh bầu… nhưng mọi cố gắng của người dân không chống chịu được với sự khắc nghiệt của thời tiết. Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Toàn xã có trên 40 ha đất trồng cam, trong đó 70% diện tích trồng cam đã cho thu hoạch. Đa số người dân trong xã trồng cây cam đường canh. Năm trước, sản lượng cam của toàn xã đạt khoảng 250 tấn nhưng năm nay sản lượng cam chỉ bằng 50% sản lượng cam năm trước. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sản lượng giảm là do yếu tố bất thường của thời tiết”.

Năng suất giảm, trong khi chi phí đầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng, khiến không ít người trồng cam Quảng Châu phiền lòng. Ông Bình chia sẻ: “Nếu bán cả vườn cam, số tiền thu về chỉ đủ để thuê người làm và trả tiền phân bón. Biết không có lãi nhưng do sản xuất bấp bênh, người dân chỉ biết trông ngóng vào thời tiết, cầu mong mưa thuận gió hòa”.

Cùng tâm trạng với ông Bình, ông Trần Văn Duy bùi ngùi chia sẻ: “Năm ngoái cam được mùa, người trồng cam chúng tôi rất phấn khởi. Năm nay, nhiều người thua lỗ nặng vì trồng cam. Cây cam không những không cho quả mà mưa nắng thất thường, khiến cam trút lá, bộ rễ của cam bị hỏng, nên sau vụ thu hoạch, chúng tôi phải đánh bỏ những cây đó”.

Cam mất mùa không phải là tình cảnh riêng gia đình ông Bình và ông Tấn mà còn là tình trạng chung của tất cả các hộ trồng cam trên vùng đất bãi Quảng Châu.

Khi sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết thì nông sản không thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn “được giá thì mất mùa, được mùa thì rớt giá”.

Vũ Huế

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang