• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân vay vốn làm ăn rất có trách nhiệm

Nguồn tin:  Nhân Dân, 08/04/2014
Ngày cập nhật: 10/4/2014

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, các ngân hàng thương mại cần tập trung hơn nữa vào nông nghiệp, dù lợi nhuận không cao nhưng an toàn. Ông nói: "Tỷ lệ nợ xấu thấp vì ở đây không có các anh bất động sản, chứng khoán, không có những đại gia làm ăn lớn mà không kiểm soát được. Còn người dân vay vốn làm ăn thì rất có trách nhiệm”.

Trước yêu cầu của Chính phủ cần phải đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong quý 2-2014, ngành Ngân hàng đang triển khai đồng loạt nhiều giải pháp tiền tệ ngân hàng nhằm tìm đầu ra cho nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương.

Tập trung vốn cho nông nghiệp

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tổ chức nhiều chuyến công tác do Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình chủ trì, tới các địa phương, nhất là những khu vực khó khăn như miền núi xa xôi, địa bàn chiến lược. Tại đây, các lãnh đạo NHNN cũng như các NHTM đã trực tiếp nghe, thấy những khó khăn, vất vả của người dân, DN và đề xuất, kiến nghị của địa phương để từ đó có những giải pháp tín dụng tháo gỡ khó khăn kịp thời cho hoạt động ngân hàng, bảo đảm hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương một cách hiệu quả nhất.

Qua khảo sát hoạt động ngân hàng tại hai tỉnh Gia Lai và Đác Nông, điểm chú ý nổi lên ở đây là tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn đều ở mức thấp, dù đa số tín dụng tập trung cho vay nông nghiệp. Tại Gia Lai, nợ xấu tính đến cuối quý I-2014 là 296 tỷ đồng, chiếm 0,82% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm 0,11% so cùng kỳ năm trước (tăng 0,09% so cuối năm 2013). Lý giải điều này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng: "Tỷ lệ nợ xấu thấp vì ở đây không có các anh bất động sản, chứng khoán, không có những đại gia làm ăn lớn mà không kiểm soát được. Còn người dân vay vốn làm ăn thì rất có trách nhiệm. Vì vậy, tôi cho rằng các ngân hàng thương mại nên tập trung hơn nữa vào đây, dù lợi nhuận không cao như các địa bàn lớn, nhưng an toàn hơn”.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đác Nông Lê Diễn, thời gian qua NHNN đã triển khai nhiều chương trình tín dụng và áp dụng lãi suất ở mức tạo thuận lợi cho DN tiếp cận vốn ngân hàng. Tính đến cuối tháng 3-2014, trong khi tổng vốn huy động tại chỗ đạt hơn 4.200 tỷ đồng nhưng tổng dư nợ đã đạt hơn 9.000 tỷ đồng. “Điều này cho thấy các NHTM đã rất chủ động điều 60% vốn các nơi khác cho Đác Nông. Các ngân hàng đã tích cực và có trách nhiệm đối với hoạt động kinh tế tại địa phương”, ông Lê Diễn nhấn mạnh.

Bên cạnh việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp, các TCTD trên địa bàn cũng đã tích cực rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để có giải pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi phù hợp. Cụ thể, đến nay, các TCTD trên địa bàn tỉnh Đác Nông đã cơ cấu lại nợ cho 344 khách hàng, điều chỉnh giảm lãi suất cho 1.598 lượt khách hàng... Nhờ đó, các DN có điều kiện tái cấu trúc về tài chính, vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Hiện nay, hơn 80% cơ cấu kinh tế tại các tỉnh Tây Nguyên là nông - lâm nghiệp và thủy sản. Do vậy, điều kiện phát triển nông-lâm nghiệp vẫn còn dư địa rất lớn cho tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn đối với các tỉnh này là mặc dù rất cố gắng huy động vốn, nhưng các TCTD trên địa bàn phần lớn chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu vốn trên địa bàn, đơn cử như Gia Lai mới chỉ đáp ứng 54%, còn Đác Nông chỉ được 40% cho vay. Do đó, các chi nhánh NHTM tỉnh vẫn phải nhận vốn điều chuyển từ NHTM Trung ương hoặc vay vốn từ các định chế tài chính, nên việc sử dụng nguồn vốn cũng còn bị động. Trước thực tế này, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo các NHTM tiếp tục hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực này.

Cho vay theo mô hình sản xuất mới

Để khơi thông dòng vốn, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết trong thời gian tới, ngành ngân hàng trên địa bàn sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền địa phương để góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động DN, tăng cường kết nối ngân hàng - DN trong nhiều lĩnh vực, trước mắt có thể chọn một lĩnh vực nào đó để kết nối sau đó nhân rộng. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng mở rộng nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư vào Tây Nguyên để xem các DN còn những vướng mắc gì để ngân hàng tháo gỡ, tránh tình trạng hội nghị thì hoành tráng mà kết quả thì không có gì.

Ngoài ra, lãnh đạo NHNN cũng gợi ý cho hai tỉnh Gia Lai và Đác Nông ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Thế mạnh của Tây Nguyên là cà phê, cao su, hồ tiêu… Tuy nhiên, từ tiềm năng biến thành lợi thế thì phải đầu tư đúng hướng. Tại Đác Nông, với đặc điểm dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, nếu cứ giao đất cho đồng bào nhưng khi trình độ sản xuất chưa cao thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng thấp. Nhưng nếu có các DN tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp thì hiệu quả đồng vốn tín dụng sẽ cao hơn. Thực tế tại Gia Lai và một số tỉnh khác cũng cho thấy điều này, nếu có DN tham gia vào sản xuất nông nghiệp thì đời sống bà con sẽ khá lên. “Như kinh nghiệm từ Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, vẫn là đất của người dân, nhưng họ tham gia vào tổ chức, áp dụng khoa học công nghệ, chế biến, xuất khẩu… giá trị gia tăng lớn hơn nhiều. Thu nhập bình quân của công nhân tại bốn công ty trực thuộc ở Gia Lai là khoảng 4,5 triệu đồng/tháng”, Thống đốc NHNN cho biết.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đề nghị địa phương xem xét thí điểm mô hình hỗ trợ vốn theo hướng mô hình sản xuất mới và đây cũng là chương trình NHNN đề xuất Chính phủ. Theo Thống đốc, chỉ tính riêng cây cà phê mà qua 4-5 khâu đều phụ thuộc vào đồng vốn ngân hàng (nông dân khi trồng cây vay, DN thu mua vay, DN chế biến cũng vay, lại đến DN xuất khẩu cũng tìm vốn từ NHTM). Nhưng nếu thay vào đó, một DN có thể đảm nhiệm chu trình khép kín, liên kết bốn nhà lại chỉ thành một đầu mối vay vốn, khi có mô hình tốt rồi thì việc ngân hàng tiếp vốn sẽ hiệu quả hơn.

Đối với kiến nghị của lãnh đạo tỉnh Đác Nông mong muốn ngành Ngân hàng mở rộng mạng lưới, chi nhánh tại các địa bàn xa, xã nghèo để bà con và DN thuận lợi hơn trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, nhất là vay vốn. Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: "Đây là mong muốn hợp lý. Nếu ngân hàng nào chưa có đủ điều kiện để mở chi nhánh, nhưng có nhu cầu mở tại những địa bàn này NHNN sẽ xem xét. Riêng Agribank, muốn mở bao nhiêu chi nhánh tại những địa bàn này đều được".

VIỆT PHONG

Các tin mới:

10/4/2014
10/4/2014
10/4/2014
10/4/2014
10/4/2014
10/4/2014
10/4/2014
10/4/2014
10/4/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang